CUỘC CHIẾN TRANH BÍ MẬT CHỐNG HÀ NỘI - Trang 22

tiến chúng theo mục đích sử dụng của mình rồi dùng chính những vũ khí ấy
chống lại cách mạng"(

[1]

).

Trong khi việc chống bạo loạn được nhận sự quan tâm của công chúng,
Kenedy cũng không kém phần bận rộn với chiến tranh không quy ước.
Theo các nhà quân sự của đầu những năm 60, chiến tranh không quy ước
được thực hiện "trong lãnh thổ do kẻ địch nắm giữ và chiếm đóng" với mục
tiêu "tận dụng lợi thế hoặc kích động phong trào chống đối chống lại chính
phủ thù địch"(

[2]

). Đây chính là những việc mà OSS đã tiến hành trong

chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu và châu Á. Đó là việc thúc đẩy các
hoạt động bán quân sự ở trong lãnh thổ đối phương bằng cách tổ chức và hỗ
trợ phong trào chống đối du kích ở vùng dân tộc. Thông qua các hoạt động
này, chiến tranh không quy ước làm suy yếu chính phủ đối phương bằng
việc giảm hiệu quả hoạt động quân sự, khả năng kinh tế, sự ổn định và tinh
thần của đối phương.

Một thành tố quan trọng của chiến tranh không quy ước là chiến tranh tâm
lý. Nó bao gồm "các hoạt động và chiến dịch được vạch ra và thực hiện
nhằm tác động vào quan điểm, tình cảm, thái độ và hành vi của kẻ địch và
dân chúng"(

2

). Thật là dễ dàng nhận thấy sự hấp dẫn của chiến tranh không

quy ước đối với Kenedy. Đây cũng chính là điều ông muốn tiến hành sâu
trong lòng Bắc Việt Nam.

Sự ủng hộ của Kenedy đối với chiến tranh đặc biệt còn là một phần trong
việc chỉ trích chính sách an ninh quốc gia nói chung và học thuyết trả đũa
hàng loạt nói riêng của Eisenhower. Chính quyền Eisenhower nhận định
rằng Hoa Kỳ có thể sử dụng ưu thế về kỹ thuật và công nghệ để xác định
cách thức đối phó với đe doạ và thách thức của kẻ thù. Công nghệ có thể
thay thế cho nhân lực và vũ khí hạt nhân tối tân có thể ngăn chặn tất cả mọi
mưu kế của Liên Xô và khối cộng sản.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.