giả tạo, hoạt động đánh lạc hướng, chiến tranh tâm lý, hoạt động trên biển
và các hoạt động thám báo qua biên giới.
Chiến dịch hoạt động ngầm bắt đầu vào một sáng chủ nhật tháng Giêng
năm 1961 khi vị tân Tổng thống quyết định gửi một bức thông điệp cho Hà
Nội là họ sẽ trả giá cho hoạt động lật đổ ở miền Nam. Trên thực tế, điều mà
John F. Kenedy muốn nói là: hãy cho miền Bắc nếm thử những gì họ đang
làm đối với chúng ta ở miền Nam và làm ngay lập tức.
HOẠT ĐỘNG NGẦM VÀ CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT: NHỮNG VŨ
KHÍ MỚI CỦA CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH
Vào những năm 1950, John F. Kenedy là một phần của dàn đồng ca gồm
các nhân vật chính trị, sĩ quan quân đội, và học giả - những người tin rằng
Hoa Kỳ cần triển khai những công cụ và chiến thuật mới để chiến đấu trong
cuộc chiến tranh lạnh. Ở Đông-Nam Á, châu Mỹ La tinh và những nơi khác
thuộc thế giới thứ ba, mối đe doạ đang nổi lên là chiến tranh du kích của
cộng sản. Cuộc chiến tranh đó vạch ra ranh giới xung đột giữa Đông và Tây
và Hoa Kỳ cần phải chuẩn bị sẵn sàng. Khi là tổng thống, mối quan tâm cá
nhân của John F. Kenedy đối với chiến tranh du kích được nhiều người biết
đến. Trong ngôn ngữ quân đội và theo học thuyết quân sự, những công cụ
và chiến thuật mới bao gồm ba yếu tố: chống bạo loạn, chiến tranh không
quy ước và hoạt động chiến tranh tâm lý.
Người ta đã viết rất nhiều về sự nhiệt tình của chính quyền Kenedy đối với
việc chống bạo loạn. Doughlas Blaufarb, cựu nhân viên cao cấp về hoạt
động bí mật của CIA tại Lào và từng là trưởng trung tâm CIA tại Lào vào
giữa những năm 1960 đã coi những năm dưới quyền Kenedy là kỷ nguyên
chống bạo loạn. Công việc này liên quan tới những cố gắng có hệ thống để
đánh bại du kích bằng việc sử dụng chính chiến thuật của họ. Một câu nói
thường được nhắc đi nhắc lại trong những năm đầu 60 là bạn phải "phỗng
tay trên của du kích". Một chuyên gia về các hoạt động này giải thích rõ
hơn: "Điều cần thiết là phải tránh được vũ khí cách mạng, chấp nhận và cải