"Bài học Hungary” trở thành nỗi ám ảnh của CIA. Do đó mọi ý tưởng dự
định xúi giục nổi dậy đều bị cấm từ khi còn manh nha. Trong khi vào thời
điểm 1961, Kenedy mong muốn thực hiện tại miền Bắc những gì họ đang
tiến hành ở miền Nam thì vào lúc MACVSOG thành lập năm 1964, mục
tiêu chính sách đó nhanh chóng bị mờ nhạt. Trong lĩnh vực chiến tranh đặc
biệt, Hoa Kỳ sẽ ủng hộ và trợ giúp chính phủ bị đe doạ bởi bạo loạn cách
mạng nhưng không cổ vũ những cố gắng chống quốc gia cộng sản bằng vũ
trang.
Tác động chiến lược của bài học Hungary đối với OP39 là rõ ràng. Hậu quả
là hoạt động tâm lý chiến của OP39 chống nhân dân miền Bắc thiếu mục
đích chiến lược. Trên thực tế, ranh giới mà SOG cố vạch ra giữa những gì
SOG muốn dân chúng miền Bắc làm và không làm có lẽ chỉ tồn tại trong
đầu các nhân viên của SOG. Điều chắc chắn là, những hoạt động này mang
rất ít ý nghĩa chiến lược. Hậu quả không tránh khỏi là toàn bộ nỗ lực tâm lý
chiến chống miền Bắc bị làm cho rối beng.
Nhiều người từng điều hành hoạt động tâm lý chiến cũng san sẻ quan điểm
trên. Có lẽ Bob Adrews là người đã khái quát tốt nhất những ảnh hưởng của
quy định cấm đoán đối với hoạt động và mục tiêu chiến tranh tâm lý như
sau:"Chúng tôi phải lên tận SACSA để xin ý kiến về mọi vấn đề lớn, tại đây
họ phải xin ý kiến của Lầu Năm Góc và chỉ có Chúa mới biết là cán bộ ở
cấp thực hiện cần phải làm gì. Sau một thời gian, tình trạng đó buộc anh
phải tự xác định "hãy làm việc gì nhỏ thôi, đừng làm lớn vì nếu muốn làm
điều gì to tát, bạn sẽ chẳng bao giờ được làm". Do đó, chỉ nên làm những
việc "dưới xà”- dưới mức phải báo cáo cho SACSA, có nghĩa là bạn phải
làm những việc vụn vặt tầm thường". Andrews cho rằng "mối đe doạ mà
người miền Bắc không thể dung thứ là mất sự kiểm soát... Rất nhiều thứ
chúng tôi làm lẽ ra có hiệu quả nếu như được tiến hành thích đáng".(
kiến này có thể đúng hoặc sai, nhưng những hạn chế áp đặt cho OP39
không cho phép kiểm định giả thuyết đó.