hoặc tham gia soạn thảo kế hoạch hành động tổng thể cho chiến tranh tâm
lý. Đó là cái giá của việc khép kín trong từng bộ phận một cách quá mức.
Hai là, vấn đề nhân sự, căn bệnh mãn tính trong suốt thời gian tồn tại của
SOG, cũng ảnh hưởng đến bộ phận tâm lý chiến. Chuyên gia trong hoạt
động chiến tranh tâm lý đen thật thiếu thốn, như Russell phát hiện ra năm
1964, khi ông bắt đầu xây dựng SOG. Vấn đề nhân sự cũng không được cải
thiện tốt hơn trong những năm tiếp theo. Theo Phil Adams, bộ phận tâm lý
chiến chịu đựng tình trạng thiếu chuyên môn trong nhiệm kỳ của ông.
Adams kể: "Đối với nhân viên quân đội tôi không nhớ có ai đã từng trải qua
hoạt động tâm lý chiến hoặc được đào tạo về chuyên môn này".(
) Adams
nói thêm “tôi không tin là có nhân viên Mỹ được đào tạo về văn hoá Việt
Nam. Tất cả số nhân viên quân đội là sĩ quan bộ binh hoặc pháo binh”. Thế
còn số nhân viên của CIA ở SOG thì sao "Người của CIA cũng chẳng hơn
gì mấy", Adams nhận xét.(
) Tình trạng này vẫn tiếp diễn ngay khi
Adams rời SOG cuối 1967.
Cuối cùng là vấn đề đánh giá tác động của chiến tranh tâm lý đối với các
mục tiêu Bắc Việt Nam. Một chi nhánh của OP39 có tên “nghiên cứu và
phân tích” có chức năng thu thập, so sánh đối chiếu, và phân tích các thông
tin từ các nguồn về miền Bắc nhằm hai mục đích: Chỉ ra những điểm yếu về
tâm lý miền Bắc để xác định đối tượng và sử dụng chính những nguồn đó
để đánh giá tác động của chương trình tâm lý chiến.
Mục tiêu thứ hai này không được chi nhánh nghiên cứu và phân tích theo
đuổi. John Harrell, người chỉ huy đầu tiên của chi nhánh, nhận định là
không có “hành động nào để phát triển một cơ chế đánh giá. Tôi không có
đủ điều kiện làm việc đó”.(
) Richard Holzheimer, người thay thế Harrell
năm 1965, cũng kể lại câu chuyện tương tự. Holzheimer không "nhớ là
được giao nhiệm vụ hoặc một điều gì đó tương tự… Không, chúng tôi
không làm việc đó". Khi được hỏi hàng năm có đánh giá về hoạt động tâm
lý chiến không, Holzheimer trả lời “tôi không nhớ có việc như vậy”.(