gián và cảnh sát như bắt, điều tra, xâm nhập, khiêu khích, cài bẫy... đều gia
tăng. Cuối cùng, những hình phạt mới và nghiêm khắc hơn, kể cả tử hình,
được ban hành và áp dụng đối với tội hoạt động phản cách mạng và gián
điệp.
Việc đánh giá quá mức và báo động có tính quy luật trên còn được phản ảnh
trong cách Hà Nội đối phó với chương trình chiến tranh tâm lý. Điều này
bắt đầu từ năm 1965 và là vấn đề được nhắc nhở nhiều trong các bài báo và
chương trình phát thanh của miền Bắc. Ví dụ, tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn
luận của Đảng Cộng sản, cảnh báo rằng "để làm nhụt ý chí chiến đấu của
miền Bắc , Hoa Kỳ coi "chiến tranh tâm lý, chiến tranh chính trị, hoặc dạng
chiến tranh thứ tư (sau chiến tranh quân sự, kinh tế, ngoại giao) là chính
sách quốc gia”.(
) Báo Nhân Dân và các cơ quan chính thức của miền
Bắc thường xuyên lặp đi lặp lại lời cảnh báo trên và tuyên truyền trong
nhân dân "đế quốc Mỹ đang dốc sức thực hiện chiến tranh gián điệp và
chiến tranh tâm lý nhằm phá hoại hậu phương của ta".(
khác, đó là dạng lật đổ tương tự như Hà Nội đang tiến hành ở miền Nam.
Khi hồi tưởng lại, Hà Nội chỉ đúng có một nửa. Chắc chắn, chiến tranh tâm
lý cũng như các hoạt động ngầm của SOG là nhằm vào hậu phương, một
trung tâm trọng lực của Hà Nội. Hà Nội thể hiện sự lo ngại sâu sắc về an
ninh ở hậu phương vì an ninh nội bộ là tối quan trọng cho phép Hà Nội đối
đầu với siêu cường ở miền Nam. Tuy nhiên, những gì mà Hà Nội không
biết là có những giới hạn trong hoạt động tâm lý chiến của SOG, nhất là khi
đến lúc cần khuyến khích bạo lực và nổi dậy. Có lẽ, miền Bắc giả định rằng
việc thúc đẩy trình trạng mất trật tự và nổi loạn là mục tiêu rõ ràng của hoạt
động đó. Nếu không, làm việc đó làm gì?
Các chương trình phát thanh và ấn phẩm báo chí của Hà Nội đưa tin khá cụ
thể về các loại kỹ thuật, chiến thuật do OP39 sử dụng. Lý do thật rõ ràng.
Hà Nội cho rằng điều cơ bản là phải vạch trần và tố cáo hoạt động này để
nhân dân khỏi tin chúng là sự thật. Nếu không, nhân dân có thể có thái độ