Theo Derek Theissen, người làm tại chi nhánh vào cuối năm 1960, OP39
cho đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tâm lý chiến. Tuy nhiên, "hiệu quả
được đánh giá chủ yếu bằng số lượng hiện vật được chuyển đi chứ không
phải theo phản ứng của Hà Nội. Trong năm 1969 -1970, chúng ta mắc phải
hội chứng "đếm hạt đậu” - thiên về số lượng- trái ngược hẳn với sự phân
tích chi tiết về tác động”.(
Thật khó có thể tin là SOG không tiến hành đánh giá một cách có hệ thống
tác động và hiệu quả của chiến dịch chiến tranh tâm lý. Khi được hỏi tại sao
lại như vậy, Bill Rydell, nhân viên CIA, sếp của OP39 năm 1970 - 1971, trả
lời: "trong một xã hội mở làm điều đó đã rất khó. Còn trong một nhà nước
sau bức tường sắt thì điều đó là điều không thể. Đối phương ít khi, nếu
không muốn nói là không bao giờ, cho bạn biết các dấu hiệu về tác động
của hoạt động tâm lý chiến. Bạn đọc nát báo chí để tìm ra từng dấu hiệu nhỏ
nhất, đọc thư từ hay bất kể thứ gì có thể cho bạn một chỉ dẫn. Bạn không
thể tiến hành một cách có hệ thống theo kiểu thăm dò ý kiến, đó chính là
vấn đề. Và cũng không có sự chống đối công khai nào... không! Bởi vì đó là
dấu hiệu tốt nhất".(
)Đó là câu trả lời có sẵn về khó khăn trong việc đánh
giá hoạt động chiến tranh tâm lý chống lại các địa bàn bị từ chối. Tuy nhiên,
Hà Nội không phải yên lặng về các hoạt động tâm lý chiến của SOG, mà
ngược lại.
CÓ LẼ COLBY ĐÃ ĐÚNG
Tương tự như hoạt động biệt kích, chương trình chiến tranh tâm lý nhận
được sự chú ý của Hà Nội. Bản báo cáo phản gián của OP34 đầu 1968 hé
cho thấy miền Bắc tuyên bố bắt giữ được số biệt kích nhiều hơn số SOG
xâm nhập. Sự ước tính quá mức này và những báo động về an ninh nội bộ
về các toán biệt kích ma và hoạt động liên quan tới gián điệp không chỉ xuất
hiện trên báo chí, đài phát thanh mà còn trong các tài liệu nội bộ. Tương tự,
dấu hiệu đó còn thể hiện dưới dạng áp dụng biện pháp tổ chức, bảo vệ và
truy tìm gián điệp, biệt kích cả thật lẫn giả của đối phương. Hoạt động phản