Thứ sáu, việc áp dụng các kỹ thuật hoạt động ngầm khác nhau, nhất là để
chống lại địa bàn bị từ chối và mục tiêu khó khăn, đặt ra những thách thức
dai dẳng ở tầm thực hiện. Sử dụng các kỹ thuật này đòi hỏi phải có những
người vạch kế hoạch có óc sáng tạo và hiểu biết về mục tiêu và những
người thực hiện có khả năng phát triển và thực hiện đề án hoạt động cụ thể.
Thường thì cả hai loại người này đều thiếu.
Cuối cùng, khó khăn trong việc tạo ra công cụ để đánh giá tác động của các
chương trình hoạt động ngầm là một trở ngại trong mọi hoạt động ngầm của
Mỹ ở thời kỳ chiến tranh lạnh.
Rất nhiều điều được biết về SOG minh chứng cho bảy trở ngại trên trong
các hoạt động bí mật mà Washington thực hiện trong chiến tranh lạnh. So
sánh lịch sử của SOG với các hoạt động ngầm khác mà Mỹ thực hiện cho
thấy những trở ngại đó dường như là đặc điểm chung của việc sử dụng hoạt
động ngầm của các đời tổng thống Hoa Kỳ.
KINH NGHIỆM CỦA SOG VÀ HOẠT ĐỘNG BÍ MẬT TRONG THỜI
CHIẾN TRANH LẠNH
Trong suốt thòi kỳ chiến tranh lạnh, gần như tất cả các tổng thống, bắt đầu
từ Henry Truman, đều có xu hướng sử dụng hành động ngầm. Eisenhower
coi đó là một công cụ quan trọng để chiến đấu với chiến tranh lạnh và
thường xuyên sử dụng hoạt động ngầm để làm điều đó. Mặc dù giữa các
tổng thống có sự khác biệt về mức độ hiểu biết về cách thức và thời điểm sử
dụng các phương pháp bí mật, ai cũng muốn hành động trong bóng tối để
đạt được mục tiêu của chính sách đối ngoại.
Sự hấp dẫn của hoạt động ngầm nổi rõ trong năm 1961. Từ những ngày đầu
tiên trong chính quyền, Kenedy đã cổ vũ cho hoạt động ngầm vì nó hợp với
tính cách ưa hoạt động của ông. Kenedy đã nói rõ tại Hội đồng an ninh
quốc gia rằng nếu Hà Nội có thể xúi giục chiến tranh du kích ở miền Nam,
ông cũng muốn làm như vậy ở miền Bắc. Mặc dù kế sách của Kenedy là có