giá trị, tính cách ưa hoạt động của tổng thống đã không kết hợp được với sự
hiểu biết về thời gian cần thiết để tổ chức một hoạt động ngầm phức tạp.
Các tổng thống khác cũng có đặc điểm này. Kế hoạch chết yểu của Nixon
nhằm đảo ngược kết quả bầu cử năm 1970 ở Chilê là một ví dụ tiêu biểu
cho điều đó. Nixon đã sử dụng hoạt động ngầm là giải pháp cuối cùng
nhằm cứu giúp một chính sách ngoại giao thất bại.
Một số cố vấn của Kenedy chia sẻ mối quan tâm của tổng thống trong việc
gây bất ổn ở Bắc Việt Nam bằng hoạt động ngầm. Người ủng hộ mạnh mẽ
nhất chính là em trai của tổng thống, Robert Kenedy. Còn những người
khác là Robert McNamara, McGeorge Bundy và Walt Rostow. Họđều phản
ánh tư tưởng của Kenedy trong việc xử lý các vấn đề quốc tế. Hành động
ngầm được coi là một công cụ quan trọng cần được khai thác sử dụng. Họ
sẵn sàng chơi theo luật chơi của Hà Nội. Tuy nhiên, cũng như tổng thống,
các vị cố vấn này, người khả dĩ nhất, cũng chỉ có hiểu biết đại khái về
phương pháp áp dụng hành động ngầm mà thôi.
Các tổng thống khác chọn cho mình những cố vấn cao cấp, những người
cũng sẵn sàng chấp nhận và khuyến nghị sử dụng hoạt động ngầm. Trong số
đó, một số có hiểu biết sâu sắc về tính phức tạp liên quan đến hoạt động
ngầm, số khác thì không.
Ví dụ, năm 1947, George Marshall đã thuyết phục được Truman giao nhiệm
vụ thực hiện hoạt động ngầm cho Cục tình báo trung ương, CIA, mới được
thành lập. Đó là một công cụ của chính sách ngoại giao mà tổng thống cần
đến. Sau đó Marshall đã thể hiện hiểu biết của mình về cách sử dụng công
cụ đó trong các hoạt động thành công ở Tây Âu vào cuối những năm 1940.
Trong chính quyền Eisenhower, anh em nhà Dulles là những cổ động viên
nhiệt tình của hoạt động ngầm. Tổng thống cũng không bỏ ngoài tai lời
tham mưu của họ và sẵn sàng chấp nhận nó là vũ khí để chiến đấu trong
chiến tranh lạnh. Hoạt động ở Iran 1953 và Guatemala 1954 tỏ ra rất thành
công. Tuy nhiên tại các địa bàn bị từ chối, hồ sơ hoạt động ngầm chỉ có thất