Bước tiếp theo là Chỉ thị 56 - Đánh giá các yêu cầu bán quân sự. Chỉ thị này
yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng "kiểm kê những lực lượng bán quân sự hiện
có và xem xét các khu vực trên thế giới, nơi mà việc thực hiện chính sách
ngoại giao đòi hỏi phải có lực lượng bán quân sự tại chỗ, để đề ra mục tiêu
của chúng ta tại những khu vực đó". Sau khi đã xác định yêu cầu về nguồn
lực để đáp ứng yêu cầu của chính sách, thì "vấn đề tiếp theo là phát triển
một kế hoạch để bù vào sự hẫng hụt"(
). Tướng Lansdale được giao nhiệm
vụ kiểm kê, xác định sự thiếu hụt và đề xuất những nguồn lực cần được bổ
sung để Lầu Năm Góc có thể thực hiện được các hoạt động bán quân sự bí
mật.
Lansdale viết rất nhiều tờ trình cho Thứ trưởng Quốc phòng Gilpatric. Một
trong số đó đề cập đến thách thức về biện pháp thực hiện chiến tranh không
quy ước đối với đối phương. Lansdale nhận thấy rằng "các kế hoạch chống
lại Bắc Việt Nam hiện tại tỏ ra đã đạt đến mức độ cao nhất mà chính sách
của Hoa Kỳ cho phép". Những gì ông muốn là phải thay đổi chính sách đó
và mở rộng nguồn lực của Bộ Quốc phòng. "Cần tính đến chính sách dài
hạn đối với Bắc Việt Nam. Nếu cộng sản có thể thực hiện cuộc chiến tranh
lật đổ để nắm giữ một đất nước thì đã đến lúc chúng ta cho họ nhận điều
tương tự".
Lansdale đề nghị thành lập một phong trào chống đối cộng sản trong lòng
Bắc Việt Nam. Dĩ nhiên điều này không dễ dàng gì. Đó là công việc "lâu
dài và gian khổ". Tuy nhiên, "nếu mục tiêu của chúng ta là tạo ra một tình
hình tương tự như Hungary, thì phải sẵn sàng giúp đỡ với mục tiêu là thống
nhất Việt Nam", và điều cần thiết là "phải vạch ra một chương trình hoạt
động ngầm lớn hơn chống lại Bắc Việt Nam"(
Đề nghị của Lansdale đã gây ra tranh cãi, đấy là nói một cách nhẹ nhàng
nhất. "Tạo ra một tình hình tương tự như Hungary" là điều khá nhạy cảm
trong chính phủ Mỹ. Ví dụ, ở CIA những ý tưởng tương tự sẽ không được
chào đón kể từ sau năm 1956. Một trong những đề nghị phiền toái nhất là