CUỘC CHIẾN TRANH BÍ MẬT CHỐNG HÀ NỘI - Trang 72

Cộng ở Nam Việt Nam. CIA đã chuyển giao toàn bộ hoạt động chống miền
Bắc cho quân đội và chỉ tập trung vào các hoạt động ở miền Nam. Riêng
chiến tranh tâm lý là một ngoại lệ CIA sẵn sàng giúp đỡ SOG. Tuy nhiên
trên thực tế, việc trợ giúp này cũng thể hiện thái độ lãnh đạm của CIA. Tại
Cục Kế hoạch, các chuyên gia về chiến tranh tâm lý không được coi là nhân
viên "hàng đầu” của CIA. Những người có nhiều cơ hội thăng tiến hơn là
những nhân viên thu thập tình báo bằng con người (có nghĩa tuyển mộ gián
điệp) hoặc các lĩnh vực hoạt động ngầm khác (hoạt động chính trị hoặc bán
quân sự). Thế là quá đủ cho chỉ thị 57 và vai trò "hỗ trợ” của CIA.

Trong khi Russell đang cố hình thành bộ máy mới, các nhà hoạch định
chính sách lại lưỡng lự khi xác định phạm vi hoạt động của SOG. Trên văn
bản, Kế hoạch 34 tỏ ra rất tham vọng thậm chí còn có phần thái quá. Mục
tiêu của kế hoạch là, như thuật ngữ của Clausewitz, làm suy yếu hai trung
tâm trọng lực của Hà Nội. Trung tâm thứ nhất là hệ thống an ninh nội bộ và
kiểm soát dân chúng. Các chế độ chính trị như miền Bắc thường rất coi
trọng những vấn đề này. Đối với Hà Nội, an ninh nội bộ thậm chí còn có ý
nghĩa sống còn vì họ đang chiến đấu chống lại một cường quốc. Để làm suy
yếu sự kiểm soát của Hà Nội, Russell cho rằng việc cốt tử là thành lập một
phong trào chống đối. Trọng tâm thứ hai mà SOG nhằm vào là đường mòn
Hồ Chí Minh ở Lào. Theo Russell, các hoạt động thám báo qua biên giới
nhằm làm gián đoạn hệ thống hậu cần chiến lược là không thể thiếu được.

Tuy nhiên, tạo dựng một mạng lưới chống đối trong lòng Bắc Việt gây ra sự
băn khoăn đáng kể cho các nhà vạch chính sách. Mặc dù đó là một bộ phận
cấu thành của Kế hoạch 34, Washington đã tranh luận rất nhiều về vấn đề
này. Đây quả là tình huống khó xử cho Russell. Một mặt, Washington yêu
cầu ông nhanh chóng gia tăng hoạt động ngầm chống lại Hà Nội. Mặt khác,
chính Washington lại hạn chế quyền hạn của SOG trong việc thúc đẩy
phong trào chống đối. Vào năm 1970, Russell nhớ lại "một trong những thất
vọng lớn nhất của tôi là không thể phát động phong trào du kích ở Bắc Việt
Nam. Khi nhìn lại, giá như chúng ta làm điều đó từ 1964, tôi hoàn toàn tin

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.