rằng chúng ta đã có một phong trào chống đối ở miền Bắc"(
Washington còn ngăn cản các hoạt động phá hoại đường mòn Hồ Chí Minh
ở Lào. Điều này cũng làm cho Russell không kém phần lúng túng.
Khi Hà Nội quyết định nhanh chóng mở rộng đường Hồ Chí Minh nhằm
tăng cường cho chiến tranh ở miền Nam, đại tá Russell nhận được chỉ thị
không được tiến hành các hoạt động chống lại con đường ấy. Ông nhớ lại
"trong nhiệm kỳ của tôi, chúng tôi không được phép xâm nhập vào Lào"
(
). Phải đến năm 1965, tức là gần hai năm sau khi được thành lập SOG
mới được phép tiến hành hoạt động ở đó. Chỉ riêng việc hình thành bộ máy
tổ chức của SOG gần như từ con số không đã là rất khó đối với Russell. Giờ
đây; sự cấm đoán của Washington đã làm cho nhiệm vụ của ông trở nên
phức tạp hơn nhiều.
Russell cũng nhận ra rằng Lầu Năm Góc cũng chưa hoàn toàn ngã ngũ về tổ
chức của SOG. Đầu tiên, Russell dự kiến thành lập Lực lượng đặc nhiệm
chiến tranh không quy ước hỗn hợp - bắt nguồn từ học thuyết chiến tranh
không quy ước của Lầu Năm Góc. Theo tính toán của Russell, việc đó
mang lại nhiều lợi thế thực tiễn. Trước hết nó cho phép SOG được sự cung
cấp trực tiếp về nhân sự và trang bị. Theo học thuyết chiến tranh không quy
ước, việc thực hiện các chiến dịch ngầm trên không, bộ, biển được phép lấy
quân nhân của tất cả các đơn vị quân đội. Như vậy, các đơn vị quân đội tiến
hành chiến tranh thông thường không được phớt lờ các yêu cầu của SOG.
Hai là Lực lượng đặc nhiệm chiến tranh không quy ước hỗn hợp được đặt
dưới sự chỉ huy trực tiếp của tư lệnh chiến trường, trong trường hợp này là
tướng William Westmoreland và việc hỗ trợ, cung cấp và lực lượng được
phân bổ cho SOG sẽ được quy định rõ ràng. Điều đó sẽ biến SOG thành
một bộ phận của chiến lược chiến tranh chung mà không chỉ là một sự lệ
thuộc bề ngoài. Đối với Russell, đó dường như là cách làm đúng đắn.
Tuy nhiên, cũng có một nhược điểm của Lực lượng đặc nhiệm chiến tranh
không quy ước hỗn hợp. Jack Singlaub, vị chỉ huy thứ ba của SOG giải