lưỡi lại cũng không kịp. Anh bắt chặt tay người đội trưởng, một bàn
tay trơn trơn không ấm không lạnh rồi ra về.
Về chuyện ấy anh đã nói dối Điền. Tối nay anh đã gặp. Ngại
đến lán sẽ bất tiện cho cô, anh tìm cách đón cô ở dọc đường ra
suối. Nhìn thấy anh, cô không ngạc nhiên cũng chẳng có dấu hiện
xúc động, như cái chuyện tối hôm rồi chỉ là trò đùa của trẻ, chỉ khẽ
gật đầu chào một tiếng dửng dưng rồi né người đi tiếp. Anh
chững lại đôi chút rồi cố đi rảo theo, giọng gần như van lơn:
“Thương… đi chậm lại cho anh gặp một chút!” – “Có chuyện gì không
ạ
?” Cô dừng lại ném một cái nhìn lạnh tanh về đằng sau. – “Chả lẽ
sau chuyện ấy mà lại không có chuyện gì ư?” – “Không! Chính anh
cũng bảo là coi như không có chuyện gì kia mà!” – “Thương… Anh
không tài nào hiểu nổi em nữa?” – “Cách hiểu tốt nhất là anh
không nên đến đây, đến cái nông trường này. Và nếu như chẳng
may đã đến rồi thì anh cũng nên hết sức tỉnh táo, ví như cái
chuyện định cho cạo mủ ban đêm…” – “Ban đêm làm sao? – Anh tròn
mắt – Anh tưởng em tán thành chủ trương ấy lắm kia mà?”
“Không tán thành cũng không được! Nhưng anh thử nghĩ coi, cây ở
đây trữ lượng mủ thấp do cách trồng ẩu ngày trước để lại, cạo đêm
hay cạo ngày thì lượng mủ chảy ra đâu có chênh nhau bao nhiêu
trong khi đó, để cạo đêm người thợ phải bỏ công sức ra nhiều gấp
đôi, tốc độ chậm hơn, sức khoẻ mau xuống hơn và dứt khoát dăm
cạo sẽ xấu hơn. Đấy là chưa nói còn phải tốn tiền đèn đóm, tiền
ăn giữa ca, cách rách nhiều thứ lắm!” “Tất cả những cái đó anh
đều đã nghĩ đến và đã có cách thức khắc phục. Thương… Anh
muốn gặp em để nói chuyện khác…” “Theo em lúc này không có
chuyện gì quan trọng bằng chuyện cuộc sống của chị em thợ cả.
Anh thử nhìn kỹ vào nước da và nhịp thở của họ xem, mười cô thì có
đến chín cô mắc bệnh độc hại Vậy mà còn định làm đêm ư? Thôi,
xin lỗi đồng chí giám đốc!” “Khoan! Cách nói này của em lại làm
anh phải nhớ đến mấy dòng chữ khá quyết liệt gửi cho anh hôm