anh. Thời bao cấp khốn khó thật, nhưng con người đối xử với con
người cũng đâu đến nỗi. Mới mở cửa làm ăn có ít ngày, mới để đồng
ngoại tệ cùng với những khuôn mặt hải ngoại tràn vào cuộc sống có
ít ngày mà lòng người đã đổi thay, đảo điên quá thể. Anh muốn
ngồi lại một mình để nghĩ đến thằng bé, đến thái độ ráo hoảnh
của mẹ nó, đến sự cũng ráo hoảnh của Hà Thương. Rút cuộc là đàn
bà là thế cả. Cứ phải có một tình huống thật trớ trêu nào đó xảy ra
mới đo hết được lòng dạ họ. Vợ anh không nhắn gì, gửi gì, điều
ấy hiểu được và thực lòng anh cũng mong mỏi như thế. Bao lâu nay
người đàn bà độc địa đó có còn coi anh là chồng nữa đâu ngoài mối
hận thù có thể xả ra bất cứ lúc nào, ở đâu, nhất là trúng một dịp trời
cho như thế này. Nhưng còn Thương… Chẳng lẽ em cũng làm một cú
phủi tay êm nhẹ coi như tôi không hề có mặt trong cuộc đời như vậy
ư
?
Đêm đó lại là một đêm thức trắng đối với anh. Cuộc đời tù ngục
là cuộc đời của những đêm thức trắng và của những ngày đen rầm.
Và vào một buổi sáng đen rầm như thế, khi người bạn tù vong niên
được phép lên y tế khám căn bệnh u sơ tuyến tiền liệt đang tái
phát, người quản giáo mở cửa bước vào, rót cho anh một ly cà phê pha
sẵn đựng trong cái phích con đeo bên người. Trời ơi! Anh là một
người nghiện cà phê, nghiện nặng, hồi còn ở ngoài một ngày có thể
không cần ăn nhưng dứt khoát phải có một ly cà phê đặc để rồi từ
lúc vào đây, những buổi sáng đầu tiên không có nó, mồm miệng
nhạt thếch nhạt thác như cái người mà cả đời chỉ làm độc một việc tệ
hại là sốt rét. Anh cầm như vồ lấy ly nước màu nâu đen nóng hổi,
thơm ngậy đưa lên miệng làm một hơi gọn nửa. Dòng nước chảy
chầm chậm xuống cổ, xuống ngực, lan toả khắp chân tay, tế
bào, mạch máu như đưa như ru cái đầu óc bít bùng nơi anh vào một
ý nghĩ thảnh thơi khác lạ xưa nay chưa từng có. Chao ôi! Rút cục cuộc
đời cũng quá đỗi đơn giản thế này thôi ư! Một bữa cơm no, một ly cà