gian lệt sệt, nhão nhoét có lúc lại vón cục như thế này, khổ quá! Anh
bắt đầu thèm nắng, thèm gió và thèm được nhìn ngắm mặt
người. Những bộ mặt mà khi còn ở ngoài đời, anh đã bắt đầu thấy
ghê sợ, không muốn nhìn, không muốn thấy. Người với người là
địa ngục… Ai đã nói câu nói đúng đến nhợn người ấy nhỉ? Gần đây
anh thèm được nhìn mặt sông, mặt hồ để đầu óc mình được trở về
với cõi lặng nhưng công việc của anh lại không cho quyền anh thực
hiện được điều ây. Những buổi chiều tan tầm nhìn xuống lòng
đường, chẳng hiểu sao lòng dạ anh cứ chống chếnh đến tận cùng.
Người! Người ở đâu ra mà nhiều thế. Con người! Hay những con vi
khuẩn đang bò lổm ngổm, nhẫy nhụa khắp hành tinh làm cuộc mưu
sinh vật vã? Con vị khuẩn đực, con vi khuẩn cái, mỗi con tự khoác cho
mình một mảnh linh hồn nặng oằn, trống rỗng, khát vọng. quằn
quại làm khổ nhau, tự làm khổ mình mà quên tiệt mất rằng, cuối
chót rồi cũng trường bò vào cõi chết vô vị, câm lặng vĩnh viễn.
Sang ngày thứ bảy, anh đề nghị xin gặp người quản giáo để bày tỏ
ý muốn được ra ngoài lao động như mọi người. Anh quản giáo chừng
ngoai hai mươi tuổi, có nét mặt quen quen là lạ như đã có một lần
nào anh thoáng gặp ở đâu, nhìn anh lâu lắm rồi bỏ đi, không nói gì,
đôi mắt con trai thật buồn như lọt lòng ra đã buồn. Hai hôm sau,
anh và cái con người cao tuổi đã bênh che anh buổi đầu được chuyển
sang phòng giam khác, một phòng giam tám thước vuông mới chỉ có
một người ở sẵn. Phòng này ra chiều khá hơn, có chăn chiếu, có cửa
sổ trổ ra ngoài khoảng trống đàng hoàng và suất ăn, nói của đáng
tội, cũng thấp thoáng gợi nhắc đến cái suất ăn của con người.
- Này! – Người bạn tù cao tuổi có vóc dáng to lớn, đúng cái vóc
dáng của những ngư dân một vùng biển Sa Huỳnh bão gió năm xưa
mỉm cười, nói – Không phải tự nhiên mà bọn mình được biệt đãi thế
này. Anh thử nhớ xem anh có quen biết cái tay quản giáo ít nói ấy
không? Tôi thấy mắt hắn ta nhìn anh khác lắm!