Tiễn anh ra cửa, cô bạn có cái nhìn héo hon cùng lán với Thương
giữ anh lại một chút, ngần ngừ nói thêm: “Nó bảo nó đi nghỉ phép
nhưng em không tin. Gần đây em thấy nó thế nào ấy. Nước da
xấu lắm, thỉnh thoảng lại lăn ra nằm lịm đi một lúc mà hỏi gì nó
cũng nhất định không chịu nói. Em nghi là…”
Cô gái tắc lời không nói thêm gì nữa, chỉ có ngọn gió rừng su
hoang sơ và giá lạnh là phân vân đi tiếp hết câu nói của cô. Bệnh
rừng. Bệnh của đói nghèo, của kham khổ, thiếu chất thôi chứ có gì
phải nghĩ đâu cô gái ơi! Chạnh buồn như mỗi lần thấy chạnh
buồn, anh đi đến chiếc tủ với ý định mang cây kèn Clarinet ra thổi
nhè nhẹ vài giai điệu cho bình tâm trở lại nhưng bàn tay anh chợt giật
phắt, khẽ run lên… Hộp kèn để nghiêm ngắn ở ngăn trên không
còn nữa, thay vào đó là cả cây kèn tròn trịa mày nâu hun đã biến
thành một mớ ngổn ngang những mẩu vụn dập nát, ở giữa là mấy lỗ
kèn sáng bạc ngơ ngác nhìn lên như những con mắt mù loà… Và
cạnh đấy là một mảnh giấy viết không vội vã chút nào, thậm chí
còn rất đẹp và hình như có ướp cả hương thơm:
“Ông Vũ Nguyên! Biết ông đang toan tính nhiều chuyện, tuỳ
ông, nhưng tốt nhất là ông không nên động đến lãnh địa làm ăn
của chúng tôi. Đất lề quê thói, ở đâu có luật ở đó, ông nên tỏ ra
biết điều. Sự bể nát của cây kèn này, mong ông hiểu cho như là một
lời nhắn nhủ ban đầu. Cám ơn!”
Cầm cây kèn chỉ còn là cái xác trên tay, anh ngồi lặng đi, cười
nhạt một tiếng rồi tắt đèn đi nằm. Lại một trò khỉ của đám giang
hồ! Từ ngày cởi áo lính trở về vùng đất dữ dằn này, đã bao bận
anh phải đương đầu với nó và chưa bao giờ coi nó là cái gì cả.
Chuyện vặt cõi đời, có thế mới vui.
Gió rừng su vẫn không thôi than vãn ngoài kia như đang rì rầm
làm sống lại cả một chiều dài thăm thẳm của lịch sử nơi này… Ngày