Cuộc Ðời Ðức Phật
166
Thích- ca. Ta sẽ không giữ những châu báu này. Anh máng chúng
trên một cành cây bên vệ đường. Anh suy nghĩ: "Các hoàng tử đó
đang nêu gương cao thượng. Họ can đảm vất bỏ hoàng cung, còn ta,
chả có gì, ta không dám vất bỏ quán hớt tóc của ta sao? Không. Ta
sẽ theo họ. Ta sẽ gặp Phật, và biết đâu Ngài lại nhận ta vào đại
chúng! ".
Ưu-ba-ly theo sau các hoàng tử cách một khoảng xa. Anh xấu hổ
không dám tháp tùng theo họ. Bạt-đề chợt quay lại, thấy Ưu-ba-ly,
chàng gọi lớn:
"Anh thợ cạo kia, sao anh vất hết đồ châu báu của chúng tôi?"
Gã thợ cạo đáp: "Tôi cũng muốn làm sa môn".
"Thế thì cùng đi với anh em chúng tôi", Bạt-đề nói.
Ưu-ba-ly vẫn lúc thúc theo sau. A-nậu-lâu-đà tiếp lời:
"Anh thợ cạo, hãy đi cạnh chúng tôi. Là sa môn thì đâu còn phân
biệt, trừ tuổi tác và đức hạnh. Khi chúng ta đứng trước mặt Phật,
anh phải là người đầu tiên bạch Ngài, anh phải là người đầu tiên xin
Ngài nhận anh vào đại chúng. Vì anh, các hoàng tử sẽ chứng tỏ cho
mọi người thấy rằng họ bỏ hết tính kiêu mạn về dòng tộc Thích-ca
của họ".
Họ tiếp tục lên đường, bỗng nhiên, một con diều hâu từ đâu đáp
xuống đầu của Ðề-bà-đạt-đa và tha đi viên ngọc kim cương mà
chàng đã dấu kín trong búi tóc của chàng. Nó đã vạch trần tính giả
dối của chàng và làm cho các hoàng tử cười òa. Ðề-bà-đạt-đa bấy
giờ không còn một bảo vật nào khác nhưng bạn đồng hành của
chàng, trong thâm tâm, vẫn còn hoài nghi về lòng chân thành trung
tín của chàng.