Chẳng hạn môn triết mà ông Colombe bán ở Florenz đem lại cho
ngài Đại công tước ít nhất 10000 Skudo mỗi năm. Định luật rơi của
ông quả có làm tung bụi
lên thật. Ở Paris và Prag
người ta vỗ
tay hoan nghênh ông thật. Nhưng những vị vỗ tay đó không trả cho
đại học Padua số tiền nó đã phải chi cho ông. Nỗi bất hạnh của
ông chính là ngành học của ông đấy, ông Galilei ạ.
Galilei Tôi hiểu: tự do buôn bán, tự do nghiên cứu. Nghĩa là tự do
bán buôn sự nghiên cứu, phải thế không ạ?
Quản trị viên Ấy chết, ông Galilei ơi! Sao lại nghĩ thế! Xin
phép được nói rằng tôi không hoàn toàn hiểu những nhận xét đùa
bỡn của ông. Theo tôi thì ngành giao thương phát đạt của nước Cộng
hòa không đáng bị coi rẻ chút nào. Là quản trị viên lâu năm của đại
học tôi lại càng không thể nào nói về sự nghiên cứu với cái giọng, nói
xin lỗi, khinh bạc này được. Trong khi Galilei sốt ruột nhìn bàn làm
việc của mình, muốn được ngồi vào đó ngay. Ông hãy nghĩ về
hoàn cảnh chung quanh mà xem! Về chế độ nô lệ mà ở một số nơi
khoa học phải thở dài dưới roi vọt của nó! Ở đó người ta đã cắt
những tờ giấy da
của sách cổ để làm roi. Ở đó người ta không
cần phải biết hòn đá rơi như thế nào mà chỉ cần biết Aristoteles
đã viết gì về chuyện ấy. Có mắt chỉ để mà đọc thôi. Cần gì luật
rơi mới, khi mà chỉ luật quỳ gối khom lưng là quan trọng? Ngược lại
xin ông hãy nhớ cho nước Cộng hòa đã hân hoan biết mấy đón
nhận những tư tưởng của ông, cho dù chúng táo bạo đến đâu đi nữa!
Ở
đây ông có thể nghiên cứu! Nơi đây ông có thể làm việc! Không ai
giám sát ông, không ai áp bức ông! Thương nhân của chúng tôi biết
loại vải lanh tốt hơn có ý nghĩa thế nào trong sự cạnh tranh với
những đối thủ ở Florenz, họ nghe ông kêu gọi một “ngành Vật lý tốt
hơn” với sự quan tâm, và ngành Vật lý đã hàm ơn biết mấy lời kêu
gào đòi hỏi những máy dệt tân tiến hơn! Những thị dân xuất sắc
nhất của chúng tôi quan tâm đến những nghiên cứu của ông, họ