CUỘC ĐỜI TÔI MỘT TRĂM GIỜ VỚI FIDEL CASTRO - Trang 192

tàu. Miranda bị giao nộp cho viên chỉ huy người Tây Ban Nha, Domingo
Monteverde. Bolívar giương buồm về phía Tây bắc, tới hòn đảo Bonaire
khi đó là thuộc địa của Hà Lan, sau đó ông đổ bộ xuống vùng đầu nguồn
sông Magdalena, ở Venezuela, và từ vùng thượng lưu này, với một nhóm
người trung thành, ông đã bắt đầu một cuộc tấn công long trời lở đất - mà
sau này vẫn được lịch sử nhắc đến với tên gọi “Chiến dịch Tuyệt vời”.

Khá nhiều binh lính yêu nước (và ủng hộ độc lập) vẫn còn ở trong

lãnh thổ New Granada. Khi Bolivar tới đây, ông đã tập hợp họ lại và bắt
đầu cuộc chiến. Họ đã chiếm lại được Caracas và tái thiết lập Chính quyền
yêu nước. Nhưng lúc này những nô lệ vẫn chưa được giải phóng. Vào thời
điểm đó - ngày 26 tháng 3 năm 1812, đúng vào ngày thứ năm trước lễ Phục
sinh - một trận động đất đã xảy ra, và Bolívar đã có tuyên bố nổi tiếng trong
lịch sử, “Nếu tự nhiên phản đối những gì chúng ta làm, vậy thì hãy chống
lại tự nhiên và bắt nó phải tuân lệnh”. Trận động đất khủng khiếp, và câu trả
lời của con người cũng đanh thép làm sao!

Sau thất bại của nền Đệ nhị Cộng hòa, Bolivar đã phải rút lui khỏi

Venezuela và tới Jamaica. Bằng phép màu nào đó ông đã thoát được một
âm mưu ám sát mình. Và chính tại nơi đây ông đã viết tác phẩm Thư từ
Jamaica
nổi tiếng, và cũng tại đây, năm 1816, ông đã tiếp xúc với Tổng

thống Pétion của Haiti

[109]

. Pétion bắt đầu cỏ ảnh hưởng to lớn tới nhận

thức của Bolivar về việc phải giải phóng cho những nô lệ; vị Tổng thống
này đã giúp ông rất nhiều vũ khí, và Bolivar đã có lời thề hoàn toàn phù
hợp với mục tiêu cách mạng của mình: ông quyết tâm xóa bỏ chế độ nô lệ.
Ông đã rút ra những bài học lớn từ những gì xảy ra với nền Đệ nhất và Đệ
nhị Cộng hòa. Và thế là bắt đầu cuộc đấu tranh cho sự ra đòi của Đệ tam
Cộng hòa. Đoàn quân của ông rời khỏi Haiti và đổ bộ xuống lãnh thổ
Venezuela, và tại đó, vào ngày 6 tháng 7 năm 1816, ông đã cho ra tác phẩm,
“Tuyên ngôn Ocumare”. Một đoạn trong tuyên bố này nhấn mạnh: “Tất cả
những người anh em của chúng ta từng phải rên xiết dưới gông cùm nô lệ
sẽ được tự do. Tự nhiên, công lý và mọi chính sách đều kêu gọi giải phóng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.