nào đó ông sẽ đấu tranh giành độc lập cho Venezuela. Thật không hình
dung nổi sự linh cảm phi thường đó.
Những junta đó có chủ trương giải phóng nô lệ không?
Không, họ đều là những người crillo, nên ban đầu họ không hề có ý
định giải phóng nô lệ. Vào thòi đó người ta chưa thể có nhận thức lên án
chế độ nô lệ như sau này. Jose Tomas Boves
[106]
, một người Asturia khôn
ngoan, đã khai thác chính sự mâu thuẫn này. Boves đến với những người
llaneros
[107]
, những người lai thổ dân châu Mỹ và người lai mestizo,
những ky sĩ đáng sợ, giữa những thảo nguyên mênh mông đầy ngựa hoang,
ông ta tập hợp và kêu gọi họ đi theo mình, và tại đây, theo cách riêng của
mình, ông ta đã tạo ra một cuộc cải cách ruộng đất: vì đất đai thuộc về
những người crillo nổi loạn (chống mẫu quốc Tây Ban Nha), n đã tịch thu
để phân chia lại, phân chia lại cả các hacienda, rồi biến những người
llaneros kia thành người chủ của tất cả những mảnh đất đó, rồi dẫn đầu một
lực lượng gồm những người lính ủng hộ mẫu quốc Tây Ban Nha, ông ta
băng qua những dải đồng bằng, đốt phá và giết chóc không thương tiếc. Đó
là một cuộc đấu tranh giai cấp dữ dội giữa người Venezuela với người
Venezuela, do chính những người Tây Ban Nha thực dân giật dây. Sự kiện
đó được gọi là Cuộc Nổi loạn của người nghèo năm 1814.
Artuso Uslar Pietri
[108]
, một tác giả người Venezuela rất nổi tiếng,
ông này xuất sắc trên cương vị một nhà văn hơn là một chính trị gia, đã có
đóng góp rất lớn cho hậu thế bằng cách viết một cuốn tiểu thuyết về thời kỳ
này; tên cuốn tiểu thuyết là Las lanzas coloradas, “Những ngọn thương
đỏ”. Cuốn tiểu thuyết miêu tả một cách sinh động đến nỗi người đọc có cảm
giác như đang nghe thấy tiếng vó ngựa phi rầm rập qua những thảo nguyên.
Chính đội quân những người llaneros nghèo khổ đó, chủ yếu là nô lệ và
những người dưới đáy xã hội với đội kỵ binh bất khả chiến bại của mình đã
đánh bại những người Venezuela independentista và cuối cùng tiến đến tận
Caracas. Và đến lúc đó đã diễn ra một sự kiện chưa từng có trong lịch sử
các cuộc đấu tranh giành độc lập của lục địa này: toàn bộ người dân