phóng cho họ mà không hề băn khoăn lấy một giây, qua đó bắt đầu cuộc
cách mạng nhằm lật đổ chế độ sở hữu nô lệ ở Cuba.
Ngày đó việc giải phóng nô lệ có phổ biến không?
Không, hoàn toàn không, vì vậy phải nói đó là một hành động vĩ đại,
có thể nói đó là một sự hào phóng vô tiền khoáng hậu, trái ngược với những
gì xảy ra ở Nam Mỹ. Vì ở Nam Mỹ, khi Chiến tranh Độc lập của họ nổ ra
năm 1810 - sau sự kiện quân Pháp chiếm đóng Tây Ban Nha và một nền
quân chủ mói được thiết lập khi Napoleon đưa em trai mình là Joseph
Bonaparte lên ngai vàng Tây Ban Nha - các thuộc địa của Tây Ban Nha đã
nổi dậy, không phải là để chống mẫu quốc Tây Ban Nha mà chống lại nền
quân chủ do Napoleon áp đặt, đó là lý do tại sao lại hình thành nên những
junta (Uỷ ban Hành chính) yêu nước ở Nam Mỹ, tập trung ở những thuộc
địa của Tây Ban Nha trước kia.
Một trong những junta đầu tiên như vậy được thành lập ở Venezuela,
trong tháng 4 năm 1810, mang tên “Phong trào Bảo hoàng vì Fernando VII”
- đó chính là vị vua Tây Ban Nha đã bị Napoleon phế truất. Trước đó đã có
tiền thân của phong trào độc lập cho Venezuela, dưới sự lãnh đạo của
Francisco de Miranda
[104]
, một nhân vật nổi tiếng.
Miranda thậm chí còn tham gia cả Cách mạng Mỹ, tức là cuộc chiến
giành độc lập của chính nước Mỹ từ tay người Anh, vì hồi đó Tây Ban Nha
dưới sự trị vì của Charles III đã cử những binh sĩ sinh ra ở Nam Mỹ trong
đó có cả những người từ Cuba - người da đen, người lai và người Tây Ban
Nha crillo - tham gia chiến đấu vì sự độc lập của các thuộc địa (Bắc Mỹ).
Đó là vào năm 1776, trước khi cuộc Cách mạng Pháp thành công mười ba
năm sau đó, tức là vào năm 1789. Lafayette, một lãnh đạo tương lai của
Cách mạng Pháp, cũng tham gia trong cuộc chiến tranh giành độc lập của
Mỹ, cũng rất nhiều người Tây Ban Nha tình nguyện
[105]
. Tất nhiên là sự
cạnh tranh giữa Pháp và Anh khi đó là vô cùng khốc liệt, Tây Ban Nha lại
đứng về phía Pháp. Vì vậy có cả những người Cuba, tức là những người
Tây Ban Nha sinh ra ở Cuba, tham gia chiến đấu cho nền độc lập của nước
Mỹ.