rất rõ điều này; về sau tôi cũng tới đây - từ đông đảo người dân so với
Savimbi, cho dù đa phần các bộ tộc này cùng thuộc một tộc người như
Savimbi.
Quyết định gửi đến Angola tất cả những lực lượng cần thiết được
chúng tôi đưa ra ngay trong đêm ngày 4 tháng 11 (năm 1975), và đến tháng
3 năm 1976 thì tất cả bộ đội và vũ khí đã được chuyển tới nơi. Chúng tôi
tiến hành đánh đuổi đối phương từ cả hai hướng, ở phía Nam, quân đội
Nam Phi thậm chí còn không có đủ thời gian mà phá cầu.
Trong khi đó, ở miền Bắc, chỉ trong vài tuần với số lượng quân rất ít
ỏi mà chúng tôi có, quân lính thường trực của Mobutu và lực lượng đánh
thuê đã bị đẩy lùi sang phía bên kia biên giói với Zaire. Đây cũng là một
chiến thắng quyết định. Tôi không thể hiểu tại sao chúng không rút sớm
hơn, sau khi những gì đã xảy ra với quân đội Nam Phi.
Vậy ông giải thích như thế nào về việc nước Mỹ đã không ngăn
chặn Chiến dịch Carlota, hay nói cách khác là sự can thiệp của Cuba vào
Angola?
À, căn cứ vào những tài liệu mới được giải mật trong vài năm vừa
qua, hiện tại chúng tôi đã biết thêm được nhiều chi tiết mà trước đây chúng
tôi còn chưa rõ về việc chính quyền Mỹ ở ng nghĩ gì và hành động như thế
nào thời gian đó. Có lẽ không một lúc nào Tổng thống Mỹ Gerald Ford, hay
vị ngoại trưởng quyền lực của ông ta, Henry Kissinger, hoặc ngay cả bộ
máy tình báo hùng hậu của nước này, lại có thể hình dung được rằng Cuba
sẽ đóng một vai trò quan trọng ở châu Phi - trong suy nghĩ của họ thì Cuba
chẳng qua chỉ là một nước “nhược tiểu” bị phong tỏa trong vùng biển
Caribê - cho dù chính “quốc gia nhược tiểu” đó đã giành chiến thắng tại
Playa Girón và hiên ngang thể hiện tinh thần bất khuất của mình trong cuộc
khủng hoảng tên lửa, bởi vì không có bất kỳ ai ở đây (Cuba) từng run sợ
hoặc nao núng. Chưa bao giờ có trường hợp một quốc gia thuộc Thế giới
thứ ba lại có thể hành động để ủng hộ một quốc gia khác trong một cuộc
xung đột quân sự diễn ra bên ngoài khu vực địa lý của mình.
Nhưng xét cho cùng thì dù sao Cuba cũng có thể trông cậy vào sự
bảo vệ của Liên Xô.