CUỘC ĐỜI TÔI MỘT TRĂM GIỜ VỚI FIDEL CASTRO - Trang 956

đối với nền kinh tế Cuba. Rất nhiều ngưòi trên thế giới tỏ ra lo ngại và cho
rằng chẳng bao lâu Cách mạng Cuba sẽ sụp đổ. Những năm tháng mà đất
nước này trải qua tình hình khó khăn đó được gọi là “giai đoạn khó khăn
đặc biệt” kéo dài cho đến cuối những năm 1990, khi nền kinh tế Cuba bắt
đầu lấy lại được sự phục hồi. (Chú thích của Biên tập viên Cuba).

[179]

Năm 1921, kết thúc cuộc nội chiến, Nga bị tàn phá nặng nề và

người dân bắt đầu bị chết đói. Vào thời điểm đó, Lênin bắt đầu tiến hành
NEP (Chính sách kinh tế mới), ưu tiên đặc biệt cho nông nghiệp. Kết quả
thu được rất tích cực. Sau đó Lênin qua đời vào năm 1924 và năm 1928
Stalin nhanh chóng bãi bỏ chính sách kinh tế mới và quay lại với nền kinh
tế hoàn toàn Xã hội Chủ nghĩa, với ưu tiên hàng đầu là công nghiệp hóa
nhằm “xây dựng Chủ nghĩa Xã hội trên một đất nước duy nhất”.

[180]

Năm 1963-1964, một cuộc tranh cãi quan trọng về lý luận diễn

ra liên quan đến cơ cấu nền kinh tế của Cách mạng Cuba; trong cuộc tranh
luận này, những ngưòi ủng hộ nền kinh tế tích phân đối mặt với những
người ủng hộ nền kinh tế có sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách. Nh thứ nhất,
đứng đầu là Carlos Rafael Rodriguez, Alberto Mora, Marcelo Fernandez
Font và nhà kinh tế Mác-xít người Pháp Charles Bettelheim bảo vệ một
Cương lĩnh chính trị ủng hộ thưong mại Chủ nghĩa xã hội với các doanh
nghiệp và các ngành công nghiệp phần lớn được phi tập trung hóa với sự tự
chủ về tài chính giới hạn cạnh tranh trong nền kinh tế, trao đổi hàng hóa
thông qua công cụ trung gian là tiền. Do vậy, trong mỗi doanh nghiệp và
ngành công nghiệp, động lực về tiền và lợi nhuận đặt lên trên hết. Những
người ủng hộ nền kinh tế tích phân này cho rằng, việc lên kế hoạch sẽ được
thực hiện thông qua giá trị và thị trường. Đây là hướng đi chính được Liên
Xô lựa chọn và ủng hộ trong những năm đó.

Nhóm thứ hai, đứng đầu là Che Guevara cùng với Luis Alvarez Rom

và nhà kinh tế ngưòi Bỉ Ernest Mandel (Chủ tịch Quốc tế thứ tư), nghi ngờ
sự song hành của nền kinh tế thị trường với Chủ nghĩa xã hội. Họ bảo vệ
một Cương lĩnh chính trị mà theo đó những từ như “kế hoạch” hay “thị
trường” là những thuật ngữ đối kháng. Che cho rằng, kế hoạch chỉ nên được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.