vì thấy họa xâm lăng đã đến cửa ngõ nước nhà, mà vẫn phải bó tay phó mặc
quân thù sắp giày xéo lên mảnh đất của ông cha để lại.
Càng xét về sau mới càng thấy rằng giá trong vòng những năm 1941,
1943, 1944, người Anh đừng dùng-dằng tiếc rẻ mà trả lại độc lập cho người
Ấn ngay, thì làm gì có những vụ tương tàn thê thảm năm 1947 sau đây. Bởi
vì ngày nào mà quân đội đồng minh còn đóng trên đất Ấn, thì thực quyền
vẫn được giữ vững trong tay người Anh.
Như thế, không những không xẩy ra biến động mà cũng không khỏi lo
chuyện người Ấn cầu hòa riêng với Nhật.
Vì các lãnh tụ Quốc Hội như Nehru, Azad, và Rayagolatchari đều một
mặt mong chờ cái phút được có một chính phủ quốc gia, để còn sốt sắng
tham-gia vào chiến sự bên cạnh Đồng-Minh. Họ đều là những người cương
quyết chống-lại phong-trào phát-xít.
Ngoài ra chương-trình của người Anh lại còn có kết quả tai hại là trong
dân chúng Ấn, đã thấy nẩy nở ra một khuynh hướng ác cảm rõ rệt với người
Anh, và thiện cảm với những võ công oanh-liệt của người Nhật. Bởi các
lãnh tụ Ấn lo sợ rằng nếu dân chúng không được toại nguyện trong sự mong
đợi ở người Anh, rồi đây họ sẽ quay sang phía địch thủ của người Anh.
Trong bản quyết nghị của Ủy ban chấp hành của Đảng họp tại Quarda, các
lãnh tụ yêu cầu người Anh hãy xét lại thái độ của mình, nếu không thì Đảng
Quốc Hội sẽ bất đắc dĩ phải phát động trong dân một phong trào bất hợp tác
đặt dưới sự hướng dẫn của Thánh Cam-Địa.
Trong phiên đại hội đồng nhóm ngày 7 và 8-8, Đảng chấp thuận bản
nghị quyết Quardar của ban chấp hành song thay đổi lại là nếu người Anh
không đếm xỉa đến nguyện vọng của dân tộc Ấn thì Đảng sẽ dùng mọi
phương sách để phản kháng « dù là phải sử dụng đến võ khí », hay là chỉ
phát động một phong trào bất hợp-tác trong dân chúng.
Kết quả của quyết-định nẩy lửa đó là ngay đêm hôm ấy, Nehru, Cam
Địa, cùng một số lãnh tụ khác bị bắt giam. Song riêng đối với Thánh thì
người Anh xử rất dè dặt. Họ không giam ông vào ngục chỉ đưa ông đến an-