CHƯƠNG 6 : TIẾP-XÚC VỚI NAM-PHI
XỨ Natal, về năm 1896, có 40 vạn thổ dân đen, 3 vạn người da trắng
và 5 vạn người Ấn-Độ. Xứ thuộc địa Bonne Espérance có 90 vạn người
khác chủng, 40 vạn người Âu và một vạn người Ấn. Xứ Transvaal có 65 vạn
người da đen, 12 vạn người da trắng và độ 500 người Ấn.
Tóm lại số người Ấn ở Nam-Phi không phải là nhiều. Nhưng họ giỏi
giang, tằn tiện và đầy tham vọng, Họ làm việc không tiếc công. Dù trong
ngành canh nông, thương mại hay trong các nghề tự do, cãi kiện, làm thuốc,
đâu đâu họ cũng cạnh tranh một cách thắng thế với người Âu.
Phải chăng vì thế mà họ bị người da trắng thù ghét ?
Thoạt tiên là người Hà-Lan lập nghiệp ở đất Nam-Phi vào khoảng thế
kỷ thứ 16, họ tự phân chia các đất cát ở vùng Transvaal và vùng sông
Orange để trồng trọt, khai-khẩn. Họ đem thổ dân các thuộc-địa của họ ở
vùng Đông Nam Thái Bình-Dương sang làm nhân công. Người Anh mãi sau
mới đến Nam Phi. Bấy giờ chỉ còn đất Natal bỏ không, họ bèn chiếm lấy rồi
đem trồng mía, trà, cà-phê. Những thổ dân bắc chủng không chịu làm cho
người Anh, họ bèn chở nhân công từ Ấn-Độ sang làm tại các trại.
Những công nhân đầu tiên đặt chân trên đất Nam Phi năm 1860. Đó là
những kẻ bần cùng, chết đói dở ở bên Ấn, Người ta thuê đi phu 5 năm, Họ
được chủ nuôi ăn, ở và có quyền đem theo gia-đình. Mỗi tháng được lĩnh
tiền công từ 20 đến 25 xu. Mãn hạn phu, thì chủ cho xuất tàu về nước. Ai
muốn ở lại thì ký thêm 5 năm nữa. Hay ở vĩnh-viễn cũng được.
Cứ kể ra thì tình trạng đó cũng khả quan. Song đến năm 1894 – là năm
Gandhi sang Nam Phi – thì người Ấn đã bị đối đãi khe-khắt hơn nhiều. Hết
hạn làm việc 5 năm, người Ấn phải về nước ngay, nhược bằng muốn ở lại thì
tụt xuống hàng nô-lệ. Chỉ những người nào nộp nổi mỗi năm 3 bảng bạc
thuế mình cho và cho mỗi người trong gia-đình mình mới được coi là công
nhân tự do. Ta nên biết rằng 3 bảng bằng 6 sáu tháng tiền công của mỗi công
nhân.