thự gần bờ biển, ngay bên cạnh biệt-thự của viên Bộ-Trưởng Tư-Pháp
chính-phủ Nam-Phi.
Nhưng hai vợ chồng thương xô-xát nhau vì những chuyện không đâu.
Đáng lẽ công việc trong nhà hoàn toàn thuộc phạm-vi bà vợ, thì ông chồng
lại hay dính líu vào, để lên mặt dạy vợ. Chẳng hạn Cam-Địa chỉ thích tự
mình săn sóc lấy các con, và bắt vợ phải theo ý mình. Ngoài ra, cũng như tất
cả mọi người Á-Đông, Cam-Địa muốn hoàn toàn làm chủ-nhân-ông trong
gia-đình. Ông không thể công nhận được là ý muốn của người đàn bà ra
ngoài ý muốn của chồng. Bà Kastourbai, vợ ông, thì tính nết nhiều khi
bướng bỉnh.
Năm 1902, trở lại Nam-Phi ông đem theo bà vợ cùng ba cậu con. Cậu
cả Haribal thì ông để lại ở Ấn-Độ. Làm thầy kiện, ông không quá chú trọng
đến tiền tài. Với khách hàng nào ông cũng bắt phải khai ngành-ngọn mọi chi
tiết việc xích-mích. Hễ khách hàng trái thì ông nhất định không cãi giúp, dù
trả bao nhiêu tiền cũng mặc. Vì theo ông, nhiệm-vụ người thầy kiện không
phải là cãi cho người gian thành ngay, mà là tìm hết mọi cách giúp thần
Công-Lý tìm ra sự thật.
Ông không đi xe bao giờ. Từ nhà đến phòng giấy, ông chỉ đi bộ và bao
giờ cũng giắt các con đi theo. Nhiều khi ông đánh máy lấy bài cãi, không sai
đến thư-ký.
Một lần, tên thợ cạo lấy cớ ông là người da đen, không chịu hớt tóc cho
ông. Ông thản-nhiên như không, đi mua đôi tông-đơ về, rồi từ đó bố con cắt
lấy cho nhau.
Mỗi ngày Cam-Địa để ra 15 phút để đánh răng và 15 phút để tắm.
Trong khi ấy, ông nhẩm kinh Ghita trong óc. Bây giờ ông suy nghĩ nhiều về
quyền sở hữu. Kinh Ghita dạy rằng những vật ta coi là sở-hữu có giữ được
mãi đâu mà cố bíu lấy ? Từ đó, Cam-Địa luận ra rằng muốn giữ tâm hồn
lâng-lâng thanh-thản thì đừng nên để cho những sự ghét, yêu, thèm, tiếc,
vấn-vương bận-bịu trong lòng. Vậy phải coi kẻ thù chẳng khác người thân,