Potale, Ahmad, Kachhalia, họ mới chịu để cho cảnh sát dồn lên các toa xe
hỏa.
Sau đấy thì Potale bị bắt ngay. Vào ngục ông đã thấy Kallenbach bị
giam từ trước.
Ngày 14, Cam-Địa ra tòa. Ông nhận hết các tội. Nhưng phải có lời khai
của các chứng nhân thì tòa mới phạt tù ông được. Ông liền dẫn ra hai bạn là
Kallenbach và Potale để khai buộc tội ông. Bởi thế dù không muốn, Tòa
cũng phải xử phạt tù ông ba tháng.
Nhưng bọn người đồng hành với ông thì không được cái may mắn bị
bỏ tù như ông. Họ bị giao trả về nơi hầm mỏ họ làm việc. Tuy nhiên, họ nhất
quyết tiếp-tục cuộc đình công, mặc dầu bọn gác dùng roi vọt hành hạ họ đủ
điều.
Nhưng cuộc đàn áp ấy dần dà được lan truyền về Ấn, và gây nên một
luồng dư-luận phẫn-uất sôi nổi. Các nhà cầm quyền bắt đầu lo sợ. Lor
Hardinge, bấy giờ làm phó vương Ấn-độ, lên tiếng ở Madras, chỉ trích thái-
độ của chính-phủ Nam-phi với những lời cực-kỳ nghiêm-khắc. Ông đòi
thành lập ngay một ủy ban điều tra để tìm nguyên-nhân vụ đàn-áp ở Nam-
phi.
Được ủng-hộ, phong-trào phản-kháng lại càng quật khởi. Cuộc đình
công lan rộng ra khởi những mỏ than ở Newcastle. Các chính phủ địa
phương cho lính đàn-áp dã-man. Nhiều người Ấn chết và bị thương. Sự
phẫn uất lên đến cực độ. 50 ngàn thợ đình công. Dư-luận Ấn kêu gọi sự can-
thiệp của chính quốc. Điện-tín trao-đổi giữa Luân-đôn và Ấn-độ như bươm
bướm.
Ngày 18 tháng 12 năm 1913, Cam-Địa cùng Kallenbach và Potale được
tha. Ông rất lấy làm phiền. Vì ông còn ở tù ngày nào, thì dư-luận còn sôi
nổi, và phong trào phản kháng càng được lợi. Bấy giờ, nhờ ở áp-lực của
chính phủ Anh cùng Phó-vương Ấn-độ, các nhà cầm quyền Nam-phi đã chịu
thiết lập một ủy-ban điều tra. Cùng với sự nhượng bộ này, họ thả luôn Cam-
Địa, để tỏ thiện ý đàm-phán, hòng gây cảm-tình của dư-luận thế-giới.