« Khó lòng có thể xẩy ra một vụ nổi loạn toàn thể chống Anh ở Ấn-Độ,
vì lòng trung thành của các tiểu vương đối với người Anh không ai nghi-kỵ
được ».
Chính-sách kinh-tế của người Anh ở Ấn cũng ác liệt không kém chính-
sách cai-trị. Đúng lý ra, thì người Anh phải nâng đỡ nếu không thì cũng để
cho nền kỹ-nghệ bản xứ tự-do phát triển để xứ thuộc địa có thể dần dần
trưởng thành về kinh-tế ngõ hầu rời khỏi chính quốc mà sống tự lập được
một mình. Nhưng người Anh lại hết sức hạn chế khả năng kinh-tế của Ấn-
Độ, bóp chết các ngành kinh-tế bản xứ để dành độc quyền trên thị-trường
cho các hóa phẩm chính quốc, cấm đoán việc đóng tầu và mở mang kỹ-nghệ
hàng hải. Về giáo dục, thì loại hẳn ra ngoài chương-trình những môn học
thiết dụng, có thể đào-tạo được những kỹ-sư và thợ thuyền chuyên-môn bản
xứ sau này sẽ giúp ích cho nước họ.
Các sự thực-hiện của người Anh ở Ấn – những món quà quý báu của
nền văn-minh, mà các đế quốc thường tự hãnh-diện là đã làm trọn sứ mệnh
khai hóa của mình mà ban cho dân bản xứ hưởng thụ cũng – chẳng nhiều
nhặn gì cho lắm. Vài con số sau đây chứng tỏ sự chênh lệch giữa cái tình-
trạng được ghi trong những bản tường trình tràng giang đại hải để kể công
với thế giới, và tình-trạng thật sự.
Năm 1939, Ấn-độ, với một số dân đông gấp ba lần dân số Mỹ Quốc và
một diện-tích chỉ bằng 2 phần 3 diện-tích nước này, chỉ có 41.134 dặm
đường sắt ; trái lại Hoa-Kỳ có những 395.589 dặm. Năm 1935, Ấn-Độ sản-
xuất được 2.500 triệu kilowatts điện lực, trong khi Hoa-Kỳ sản-xuất được
98.464.000.000 kilowatts.
Tình trạng thấp kém của một xứ trù phú như Ấn-Độ lỗi tại ai ? Lẽ dĩ
nhiên là người Anh phải chịu phần lớn trách nhiệm. Song nếu quy cả tội vào
đầu họ thì cũng hơi oan uổng cho họ. Chúng ta đã biết rằng người Ấn không
bao giờ chịu hợp-tác hết sức với người Anh. Nhưng đến khi kiểm điểm kết
quả, thì họ lại quên hẳn những sự trở ngại họ đã gây ra cho nhà cầm quyền,
mà phê-bình chính-sách của người Anh với một con mắt hết sức gắt gao, soi
mói.