Cuộc Đời Hòa Thượng Tuyên Hóa
296
mà quý vị có thể đem Phật pháp “Nhặt lên, bỏ xuống” mới
đúng. Tại sao gọi là “Nhặt lên?” Tức là ghi nhớ một cách rõ
ràng rành mạch. Sao lại phải “Bỏ xuống”, cái “Bỏ xuống” này
không phải là quên đi mà các vị “bỏ” vào trong Như Lai Tạng
của các vị, đến lúc cần, là lấy ra được ngay cho đến lấy không
hết, dùng không cạn, đó mới là đáng kể!
92. Pháp Sư Hóa Đông
H
òa Thượng học giáo pháp tại Phật Học Viện, Linh Nham
Sơn, Tô Châu và giảng sư là Pháp sư Hóa Đông 60-70
tuổi. Pháp sư và Hòa Thượng có thể nói là bạn hữu bất kể tuổi
tác, họ thường nghiên cứu Phật học với nhau.
Hòa Thượng kể:
Vị Pháp sư Hóa Đông có dáng người rất lùn nhưng tinh
thần Ngài thật sáng suốt. Ngài là người Đông Bắc và thuộc địa
phương nào, tôi không có hỏi. Sau khi bái Lão Pháp sư Đàm
Hư làm Sư Phụ xuất gia, Ngài đi Nam phương cầu học. Ngài
theo Lão Pháp sư Đế Nhàn học tập kinh giáo tại chùa Quan
Tông ở Ninh Ba. Ngài không biết chữ, trí nhớ cũng tệ nhưng
rất háo học và ham học một cách chân thành khẩn thiết. Chỗ
nào không hiểu là Ngài xuống nước hạ mình thỉnh hỏi người
khác. Mười mấy năm nỗ lực học hỏi như vậy, lâu dần Ngài
cũng biết xem kinh, lại biết giảng kinh bằng trí nhớ hoặc hỏi
thêm người khác. Lão Pháp sư Đế Nhàn là vị thành lập Phật
Học Viện Thiên Thai và chuyên giảng về Tông Thiên Thai.
Pháp sư Hóa Đông là vị Pháp sư giảng Giáo Quán Cương
Tông Khóa Thích trong Phật Học Viện. Vì tôi là học chúng,
cho nên tôi biết nhiều về vị Pháp sư này. Pháp sư lãnh việc
trông coi Bảo Tháp và ở phía dưới tháp đó. Pháp sư không