tiên cảm gì về những lợi ích mà cuộc cách mạng nổ ra năm 1789 ắt phải
đem lại cho chàng ta.
Thực tế, mọi việc đã xảy ra một cách giản đơn và tự nhiên hơn nhiều.
Do vị trí xã hội của mình, Na-pô-lê-ông chỉ có lợi trong cuộc chiến thắng
của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến chuyên chế. ở Coóc, ngay cả
dưới thời thống trị của Giên, bọn quý tộc (đặc biệt là tầng lớp quý tộc địa
chủ nhỏ) không bao giờ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi mà bọn quý
tộc Pháp rất quý trọng. Dẫu sao chàng quý tộc nhỏ này, gốc gác ở một hòn
đảo ý kém văn minh, vừa mới bị người Pháp xâm chiếm, cũng không thể
mong có được bước đường công danh rạng rỡ và nhanh chóng ở trong quân
đội. Trong cuộc cách mạng 1789, nếu có cái gì có thể cám dỗ được chàng
ta, thì chính là từ nay trở đi chỉ riêng có những khả năng của cá nhân là có
thể giúp cho con người leo lên những bậc thang xã hội. Để nhảy vào cuộc,
viên trung uý pháo binh Bô-na-pác không cần gì khác nữa.
Những suy tính thực tiễn đã thu hút tâm trí Na-pô-lê-ông. Lợi ích to
lớn nhất mà Na-pô-lê-ông có thể thu được ở cách mạng là cái gì? Và ở đâu
có điều kiện tốt nhất? Có hai câu trả lời: một là ở Coóc, hai là ở Pháp. Lúc
này, không nên đánh giá quá cao phạm vi và mức độ yêu đảo Coóc của Na-
pô-lê-ông. Vào năm 1789, chàng trung uý Bô-na-pác chẳng còn nhớ tới chú
sói con 10 tuổi đã từng đánh nhau rất hăng ở trong sân trường Briên, mỗi
khi bạn bè chế giễu gọng Coóc của mình.
Bây giờ chàng ta đã biết thế nào là nước Pháp và thế nào là đảo Coóc, đã có
thể so sánh được hai nước này về mặt diện tích, và tất nhiên đã nhận ra
được hai nước này không giống nhau đến mức độ nào. Nhưng vấn đề đặt ra
ngay cả vào năm 1789, Na-pô-lê-ông cũng không thể hy vọng chiếm được
ở nước Pháp cái địa vị mà ông có thể có được ở Coóc, nhất là nay cách
mạng đã bắt đầu bùng nổ, mặc dầu ở Coóc, Na-pô-lê-ông có rất ít điều kiện
thuận lợi. Hai tháng rưỡi sau khi ngục Ba-xti 1 bị phá, Na-pô-lê-ông xin
phép nghỉ và trở về Coóc.
Trong số rất nhiều tác phẩm định viết, đúng vào năm 1789, Na-pô-lê-
ông đã viết xong một bản tiểu luận nói về lịch sử đảo Coóc và trao bản đó
cho Ray-nan để xin ý kiến, và Na-pô-lê-ông rất lấy làm thích thú về lời