CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 13

viên sĩ quan 23 tuổi đó trước hai biến cố trọng đại xảy ra: Cuộc đánh chiếm
cung điện Tuy-lơ-ri của quần chúng nhân dân vào ngày 20 tháng 6 và cuộc
lật đổ chế độ quân chủ ngày 10 tháng 8 năm 1792. Tham gia những biến cố
ấy bằng cách đứng ngoài vòng chứng kiến một cách bất ngờ nên hai lần ấy
là dịp để Bô-na-pác biểu lộ tư tưởng của mình trong một nhóm bạn thân.
Với họ, Bô-na-pác có thể tự do bộc lộ những ý nghĩ thật và tất cả bản chất
của mình. Và những lời ông ta nói thật rõ ràng, không chút gì úp mở:
"Chúng ta hãy đi theo bọn vô lại này", Na-pô-lê-ông đã nói như vậy với
Bu-riên lúc cùng đi với nhau trong phố, khi thấy quần chúng tiến về phía
cung điện nhà vua ngày 20 tháng 6. Khi thấy vua Lu-i XVI, hốt hoảng
trước cuộc biểu tình đầy uy thế, phải ra chào quần chúng ở bao lơn, đầu đội
mũ đỏ Phri-giêng 1, Na-pô-lê-ông liền khinh bỉ nới: "Thằng hèn! Thế mà
lại để cho bọn vô lại này vào được! Đáng lẽ phải dùng pháo quét đi độ bốn,
năm trăm thằng là những thằng khác sẽ chạy dài!". Tôi đã giảm nhẹ hình
dung từ mà Na-pô-lê-ông dùng cho Lu-i XVI, vì tiếng ấy không thể nào in
lên sách được. Ngày 10 tháng 8 (ngày dân chúng tiến công vào cung điện
Tuy-lơ-ri, và ngày Lu-i XVI bị lật đổ), Na-pô-lê-ông vẫn lang thang ngoài
phố và lại vẫn dùng hình dung từ trên để chỉ Lu-i XVI, đồng thời gọi những
người nổi lên làm cách mạng là "lũ dân đen ghê tởm nhất".

Đương nhiên, Na-pô-lê-ông không thể biết được rằng ngày 10 tháng 8

năm 1792, trong khi ông ta đang đứng giữa đám đông chứng kiến cuộc tiến
công vào cung điện Tuy-lơ-ri và tống cổ Lu-i XVI ra khỏi ngai vàng thì
chính sự việc ấy lại là vì lợi ích của bản thân ông ta, Bô-na-pác; cũng như
quần chúng đang đứng vây quanh ông ta hân hoan chào mừng nền cộng
hoà ra đời đâu có thể ngờ được rằng viên sĩ quan trẻ tuổi ấy, thân hình bé
nhỏ, gầy gò, xoàng xĩnh trong chiếc áo dạ dài sờn rách, chìm biến trong
đám đông quần chúng, lại chính là người sau này sẽ bóp nghẹt nền cộng
hoà đó để trở thành hoàng đế độc tài. Có một điều đáng chú ý là, ngay ở
đây, ta đã thấy bản chất Na-pô-lê-ông là thích dùng súng đạn, coi nó là
phương tiện thích hợp nhất để trả lời những cuộc nổi dậy của nhân dân, Na-
pô-lê-ông còn quay lại đảo Coóc lần nữa và đặt chân lên đất này vào đúng
lúc Pao-li trở thành người quyết tâm tách đảo Coóc khỏi nước Pháp và đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.