CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 198

được thấy sự hỗn loạn, sự hoảng hốt của chính phủ và của các tướng lĩnh
Phổ, đầu hàng ngay sau những phát súng đầu tiên, sự thuần phục nhanh
chóng và hoàn toàn tin cậy được của dân chúng và của các nhà cầm quyền
Phổ. Quân Ma-mơ-lúc Ai Cập đã kháng cự, quân áo đã kháng cự, quân ý đã
kháng cự, quân Nga đã bại trận nhưng dũng cảm tuyệt vời, và ở trận Au-
xtéc-lít, Na-pô-lê-ông đã phải ca ngợi tinh thần quyết chiến của một số đơn
vị Nga. Trong khi đó, một quân đội tự hào về những truyền thống của Phri-
đrích đệ nhị, một nước thừa hưởng một tổ chức cai trị hoàn hảo nhất và
nhân dân có trình độ văn hóa không thua một nước nào ở châu Âu hồi ấy,
bỗng nhiên biến thành một khối cứng đờ bất động. Toàn châu Âu sững sờ
kinh ngạc và sợ hãi, cố nhiên là không nói đến những quốc gia Đức, nước
nào nước nấy đang vội vã đệ lên Na-pô-lê-ông, ở cung điện Pốt-xđam
những lời cam kết hoàn toàn thần phục.

Rất tự nhiên là trong những ngày tháng 10 và tháng 11 ấy. Na-pô-lê-

ông sống trong một màn sương xán lạn, giữa những tin tức hàng ngày tới
tấp bay về Béc-lin và Pốt-xđam báo tin đầu hàng của các pháo đài và các
đám tàn quân cuối cùng của Phổ; giữa những sự quy phục van xin tha tội và
che chở, những sự khúm núm cam kết trung thành của các vương hầu, công
hầu, vua chúa, thì rất tự nhiên là Na-pô-lê-ông quyết định giáng cho kẻ thù
chính của mình, là nước Anh, một đòn sấm sét, và đòn ấy có thể thực hiện
được sau khi đã chiến thắng nước Phổ. Chưa đầy hai tuần sau khi Mát-đơ-
bua đầu hàng thống chế Nây, ngày 21 tháng 11 năm 1806, hoàng đế ký đạo
luật Béc-lin, nổi tiếng, ban bố việc phong tỏa lục địa.

Cuộc phong tỏa lục địa đóng một vai trò rất to lớn trong lịch sử của đế

quốc Na-pô-lê-ông, trong lịch sử của toàn châu Âu cũng như châu Mỹ, nó
trở thành cơ sở của toàn bộ cuộc đấu tranh về kinh tế và như vậy là cả về
chính trị nữa, trong suốt thời gian của thiên anh hùng ca đế chế.

Những điểm chủ yếu của đạo luật Béc-lin gồm những gì? Việc cấm

thông thương với nước Anh có từ hồi cách mạng và sau đó đã được sắc
lệnh ngày 10 Tháng Sương mù năm thứ V (1796) quy định và bổ sung cho
rõ hơn. Dưới thời Na-pô-lê-ông, sắc lệnh đó không những đã được thừa
nhận, mà ngày 22 tháng 2 cùng năm 1806 ấy, trong lúc cấm nhập khẩu các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.