CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 204

người Ba Lan, nhưng bọn này do dự mãi mới dám quyết định vì họ sợ nước
Nga có thể trả thù vào những chúa đất lớn là họ hàng thân thích của họ
đang ở Lít-va, ở Bê-lô-rút-xi và ở U-cra-in, bất cứ lúc nào cũng được.
Thượng thư bộ chiến tranh của chính phủ lâm thời Ba Lan, hoàng thân Giô-
dép Pô-nhi-a-tốp-xki, sau này trở thành thống chế Pháp, cũng không tuyên
bố ngay là thân Na-pô-lê-ông.

Chính sách đối nội của Na-pô-lê-ông ở Ba Lan nhằm đẩy Ba Lan tiến

một bước trên chiều hướng biến chuyển thành một quốc gia tư bản. Điều 1
của bản hiếp pháp mà Na-pô-lê-ông đã quy định cho đại công quốc Vác-sa-
va có nói: "Thủ tiêu chế độ nô lệ. Tất cả mọi người công dân đều bình đẳng
trước pháp luật". Thực ra, đó chỉ là lời nói suông, vì khi đã bỏ làng ra đi thì
"người nông dân tự do" phải nộp lại ruộng đất cho chúa đất. Do chịu ảnh
hưởng của những người công dân tự do là binh lính Pháp nên trong số nông
nô người Ba Lan thuộc Phổ, đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên
của phong trào đấu tranh chống chúa đất. Nhưng phong trào đó bị thất bại.
Việc "giải phóng" nông dân một cách hình thức ấy không làm bọn chúa đất
mất mát một chút quyền lợi nào.

Quân đội Pháp được đón tiếp nồng hậu ở Ba Lan, vì họ đã nhen nhóm

ở đó những niềm hy vọng: nước Ba Lan thoát khỏi ách đô hộ của Phổ, cũng
như sau này sẽ thoát khỏi ách thống trị của áo, và viễn cảnh sẽ "đoàn tụ" lại
với Lít-va, Be-lô-rút-xi, U-cra-in. Vùng Pô-dơ-nan đã đón tiếp long trọng
thống chế Đa-vu. Khắp vùng, ngay cả những nơi quân Pháp chưa đi đến,
người ta đã cách chức những nhà cầm quyền Phổ và thay bằng những nhà
cầm quyền người Ba Lan. Vai trò lãnh đạo trong buổi đầu của cuộc nổi dậy
chống lại nước Phổ là do Vi-bích-ki, một trong những người đã tham gia
cuộc khởi nghĩa do Cốt-xi-út-cô lãnh đạo, ở Pháp trở về.

Phong trào đấu tranh chống nước Phổ ngày càng phát triển rộng rãi.

Lúc đầu, trong số những binh đoàn khởi hấn đang hình thành, nổi bật là
những cuộc nổi dậy do quý tộc tổ chức, nhưng từ cuối tháng giêng năm
1807, nhiều trung đoàn chính quy thuộc "binh đoàn" của tướng Đôm-brao-
xki từ ý về xuất hiện trên mặt trận và tiến về Đan-xích. Đến tháng 2 năm
1807 đã có tới 30.000 quân chính quy do các cựu sĩ quan và hạ sĩ quan của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.