sê tuy không được ưu đãi như các thống chế nhưng Na-pô-lê-ông cũng
không hẹp hòi đối với họ. Tất cả các sĩ quan của đội cận vệ và của đại quân
đã thực sự tham gia chiến đấu, đều được ban thưởng, rất nhiều người được
trợ cấp hậu và thương binh được lĩnh gấp ba so với những người khác. Vả
lại, ngân khố nước Pháp không mất một đồng một chữ để chi cho những sự
rộng rãi ấy; ngoài những khoản đảm phụ khổng lồ mà các nước bại trận
phải nộp cho nước Pháp thắng trận, Na-pô-lê-ông còn qui định cho các
nước đó (có khi cho cả những thành phố và một vài nghiệp đoàn) những
khoản cống nộp đặc biệt tổng cộng hàng chục triệu (vương quốc Vét-xpha-
li 40 triệu; lập nông khố ở Ha-nô-vrơ trị giá 20 triệu, lấy của Ba lan từ 30
đến 35 triệu v.v.). Tất cả những khoản này đều thuộc Na-pô-lê-ông toàn
quyền sử dụng. Sau khi đã hậu thưởng cho các cận thần, Na-pô-lê-ông cho
chất đống số tiền vàng còn lại vào trong những "hầm nổi tiếng ở cung điện
Tuy-lơ-ri", giữ làm kho tàng cá nhân, và theo lời Na-pô-lê-ông, năm 1812
đã lên tới 300 triệu phrăng vàng. Số tiền chi lương cho triều thần và số tiền
cung phí cho hoàng đế (25 triệu) chỉ là một giọt nước trong biển cả so với
số tiền nằm đầy ắp trong kho của Na-pô-lê-ông mà Na-pô-lê-ông tự do chi
dùng, và số tiền ấy hoàn toàn không dính líu gì đến ngân sách của nhà
nước. Khốn khổ thay cho những nước bại trận! Na-pô-lê-ông nói rằng:"
Chiến tranh phải nuôi chiến tranh". Nguyên tắc ấy đã được áp dụng triệt để
dưới thời Đế chế đệ nhất.
Như vậy số lợi tức đồng niên đặc biệt mà Na-pô-lê-ông bòn rút của
các nước bị chiếm lên tới hàng triệu đồng, Na-pô-lê-ông phân phối rất rộng
rãi một phần số tiền ấy cho quân đội và viên chức. Nhưng chính những
món tiền thưởng hậu hĩ mà Na-pô-lê-ông đã vung ra cho các thống chế và
tướng lĩnh đã làm nảy nở trong họ lòng ham muốn an hưởng phú quý và
danh vọng. Song, cuộc đời họ cứ trôi chảy và chìm đắm mãi trên con
đường chinh chiến dài dặc, hầu như không bao giờ chấm dứt.
Ai cũng hiểu rằng, vừa mới ở Tin-dít trở về, Na-pô-lê-ông đã chuẩn bị
lực lượng cho cuộc viễn chinh sang Bồ Đào Nha, đi qua Tây Ban Nha.
Phần đông không hiểu gì về mục đích của chiến dịch đó. Về vấn đề này,
cần phải nhắc lại đến cuộc phong tỏa lục địa, vì từ thời kỳ này trở đi, nếu