CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 228

có tin đồn nước Đan Mạch sắp sửa tham gia phong tỏa lục địa. Khi biết tin,
Na-pô-lê-ông nổi khùng, và chính việc ấy đã làm ông ta gấp rút quyết định
xâm chiếm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tháng 10 năm 1807, theo lệnh
của Na-pô-lê-ông, một đạo quân 27.000 người, dưới quyền chỉ huy của
thống chế Duy-nô đi qua đất Tây Ban Nha tiến vào Bồ Đào Nha. Một đạo
quân khác 24.000 người do tướng Đuy-pông chỉ huy, tiến theo sau. Ngoài
ra, Na-pô-lê-ông còn tăng viện thêm cho chiến trường đó một lực lượng
chừng 5.000 bạch binh (long kỵ binh, khinh kỵ binh và bộ binh). Hoàng tử
nhiếp chính Bồ Đào Nha cầu cứu nước Anh. Hoàng tử sợ người Anh,
không kém sợ Na-pô-lê-ông, có thể tàn phá Li-xbon bằng đường biển cũng
dễ dàng như họ mới tàn phá Cô-pen-ha. Đối với Na-pô-lê-ông, việc đánh
Tây Ban Nha sẽ chỉ tiến hành một khi đã thôn tính xong Bồ Đào Nha; lúc
đó, việc chinh phục Tây Ban Nha sẽ dễ như trở bàn tay vì sẽ từ hai bàn đạp
vững vàng đánh tới, một từ phía nam nước Pháp, một từ Bồ Đào Nha.
Hoàng đế cũng không thèm thông báo bằng con đường ngoại giao cho Tây
Ban Nha biết là quân đội của mình đi qua lãnh thổ Tây Ban Nha. Na-pô-lê-
ông chỉ đơn giản ra lệnh cho Duy-nô là khi vượt qua biên giới thì dùng
công văn báo cho Ma-đrít biết rõ việc đó; Ma-đrít biết vậy và phục tùng.

Tại triều đình của Na-pô-lê-ông, quan đại thần Căm-ba-xe-rét của đế

chế đã dám cả gan kiến nghị phản đối hành động xâm lược đó bằng những
lời lẽ vô cùng cung kính. Trái lại, Tan-lây-răng đã xin từ chức. Cái cớ mà
Tan-lây-răng vin vào để xin từ chức là Na-pô-lê-ông đã chỉ trích Tan-lây-
răng về việc ăn hối lộ và các món tiền bất chính, thực ra đó cũng là chỗ yếu
khá rõ của Tan-lây-răng, nhưng phải lấy lý do thực sự của nó là Tan-lây-
răng đã nhìn trước thấy hậu quả tai hại của đường lối chính trị trên trường
quốc tế của Na-pô-lê-ông, chính vì vậy mà Tan-lây-răng đã quyết định rút
lui dần khỏi mọi cương vị hoạt động. Tuy nhiên, Tan-lây-răng vẫn còn giữ
đủ các chức vị và danh giá ở trong triều. Nhưng bây giờ Tan-lây-răng lại
muốn lấy lòng chủ nên tán thành tất cả mọi việc làm của hoàng đế, mặc dầu
Tan-lây-răng đã biết rằng việc xâm lược Tây Ban Nha là một sự phiêu lưu
đầy chông gai nguy hiểm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.