một phút nào đó ta quên cái việc phong tỏa lục địa thì sẽ không thể giải
thích nổi bất cứ một hành động nào của Na-pô-lê-ông, dù là những hành
động chẳng quan trọng gì lắm.
Trong khi đề ra mục đích phải bóp nghẹt nền kinh tế Anh bằng cuộc
phong tỏa lục địa, Na-pô-lê-ông đã đúng là Na-pô-lê-ông: ông ta không thể
tin vào triều đại Bra-găng-xơ ở Bồ Đào Nha cũng như dòng họ Buốc-bông
ở Tây Ban Nha; không thể tin rằng hai dòng họ hoàng gia ấy lại sẽ có thể tự
nguyện và tận tình phá hoại tan tành đất nước họ bằng cách ngăn cấm nông
dân, tiểu và đại địa chủ bán lông cừu mê-ri-nốt cho người Anh, đồng thời
ngăn cấm không cho sản phẩm kỹ nghệ Anh giá hạ được nhập vào Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha. Rõ ràng là trong khi họ im lặng chấp thuận đạo luật
Béc-lin thì họ cũng sẽ vui lòng nhắm mắt làm ngơ và sẽ tỏ ra dễ dãi ngấm
ngầm với việc buôn lậu và sẽ dùng trăm phương nghìn kế khác để vi phạm
cuộc phong tỏa lục địa. Với đất đai rộng lớn của bờ biển thuộc bán đảo Tây
Ban Nha và khi biết rằng hạm đội Anh hiện đang làm chúa tể vịnh Bít-cay,
cũng như ở khắp Đại Tây Dương và Địa Trung Hỉa, khi pháo đài Gi-bra-ta
của Anh đang đứng sừng sững ở ngay trên bán đảo thì rõ ràng là: chừng
nào Na-pô-lê-ông còn chưa đặt được ách thống trị trên đất Bồ Đào Nha và
Tây Ban Nha thì chừng đó chưa thể nói đến việc buộc họ phải tôn trọng
cuộc phong tỏa lục địa. Một vấn đề thuộc về nguyên tắc đã được giải quyết
sâu sắc trong đầu óc Na-pô-lê-ông: tất cả bờ biển của châu Âu, ở phía Nam
cũng như ở phía Bắc và phía Tây, đều phải trực tiếp đặt dưới sự kiểm soát
của cơ quan thuế quan Pháp. Kẻ nào không ưng thuận điều đó sẽ bị tiễu trừ.
Bọn Buốc-bông Tây Ban Nha khúm núm trước Na-pô-lê-ông và nói dối
Na-pô-lê-ông là họ không muốn và không thể đuổi được người Anh, không
muốn và không thể thực hành việc ngăn cản sự buôn bán của người Anh. ở
Bồ Đào Nha, triều đại Bra-găng-xơ cũng hành động như vậy và cũng khúm
núm trước Na-pô-lê-ông, họ cũng cố tình nhắm mắt làm ngơ trước những
hành động vi phạm cuộc phong tỏa lục địa, chẳng kể gì đến danh dự.
Trong lúc đó, nước Anh sau trận Tin-dít, bị cô lập, không còn đồng
minh với ai, đã quyết tâm tăng cường chiến đấu. Trong những ngày đầu của
tháng 9 năm 1807, một hạm đội Anh đã đến bắn phá Cô-pen-ha, lấy cớ là