CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 233

Bô-na-pác, mặc dù khoác tấm áo bào lộng lẫy của các vua chúa Tây Ban
Nha, chỉ đơn giản là một viên toàn quyền của Na-pô-lê-ông, có thể gọi là
một tên tay sai của Na-pô-lê-ông, chịu trách nhiệm thực hiện cuộc phong
tỏa lục địa ở bán đảo Tây Ban Nha và biến hẳn Tây Ban nha thành thuộc
địa để bóc lột về mọi mặt vì lợi ích độc quyền của giai cấp tư sản Pháp. ở
Tây Ban Nha, người ta biết rất rõ rằng từ ngày đảo chính Tháng Sương mù
năm 1799, Na-pô-lê-ông đã bị tiến công bởi những lời khiếu nại và thỉnh
cầu của những nhà sản xuất tơ lụa, vải vóc và của những kỹ nghệ gia người
Pháp, họ đã vạch ra một chương trình mà Na-pô-lê-ông hoàn toàn tán
thành: 1) Phải dành riêng cho sản phẩm Pháp độc quyền trên thị trường Tây
Ban Nha. 2) Tây Ban Nha phải cung cấp thứ len quý "mê-ri-nốt" cho các
nhà sản xuất Pháp độc quyền, trên thế giới lúc bấy giờ không có một thứ
len nào khác có thể cạnh tranh nổi. 3) Tây Ban Nha (và đặc biệt là miền
Ăng-đa-lu-di) phải dành vào việc trồng trọt các loại bông khác nhau cần
thiết cho kỹ nghệ dệt của Pháp mà Na-pô-lê-ông đã cấm mua của người
Anh. Chương trình này có liên quan chặt chẽ với sự bắt buộc Tây Ban Nha
phải cắt đứt hoàn toàn quan hệ buôn bán với Anh là nước mua biết bao
nhiêu len của Tây Ban Nha với giá rất cao, và ngược lại, Tây Ban Nha mua
của nước Anh biết bao nhiêu hàng hóa tiêu dùng với giá rất rẻ. Vì vậy, đối
với những người chăn nuôi, những người buôn bán len, những nhà công
nghiệp Tây Ban Nha nói chung, toàn thể những người nông dân sinh kế
phụ thuộc bằng cách này hay cách khác, gián tiếp hay trực tiếp vào việc sản
xuất len và chế tạo vải len ở những nơi trên đất nước Tây Ban Nha mà xã
hội phong kiến còn tồn tại và đặc biệt ở những tỉnh mà chế độ đó đã suy
yếu; đối với toàn bộ giai cấp quý tộc địa chủ gắn chặt với nước Anh cũng
như gắn chặt với chế độ thuộc địa và hệ thống đồn điền thì quy phục Na-
pô-lê-ông cũng gần như diệt vong. Điều đó càng rõ hơn nữa ở chỗ: việc
giao thông với các thuộc địa giàu có của Tây Ban Nha ở châu Mỹ cũng như
với các khu vực hải ngoại khác nói chung (thí dụ như với Phi-líp-pin, ở
phía đông biển ấn Độ) hiện nay bị gián đoạn vì nước Anh đã tuyên chiến
ngay và đã đặt chân lên tất cả các thuộc địa ở bên kia đại dương, dù là
thuộc địa của bất cứ nước nào, một khi nước ấy gián tiếp hay trực tiếp lao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.