Về hình thức thì cuộc liên minh vẫn tồn tại, nhưng từ nay trở đi Na-
pô-lê-ông không thể trông cậy vào nó được nữa. ở Nga, người ta chờ đợi
với tâm trạng lo âu ghê gớm xem cuộc hội đàm ở éc-phua có kết thúc thắng
lợi không: liệu Na-pô-lê-ông có bắt giữ A-lếch-xan như trước đây bốn
tháng đã bắt bọn Buốc-bông Tây Ban Nha ở Bay-on không. Khi Nga hoàng
từ éc-phua quay trở về với nỗi buồn bực thì vị lão tướng người Phổ đã
thành thật nói rằng: "Tâu bệ hạ, không ai còn hy vọng rằng hắn lại để bệ hạ
trở về". Bề ngoài mà nói, mọi việc xem ra tốt đẹp hơn: suốt trong quá trình
hội đàm ở éc-phua, vua chúa các nước chư hầu và các vương quốc khác,
họp thành đoàn tuỳ tùng của Na-pô-lê-ông, đều say sưa mê mẩn vì cái tình
hữu nghị chân thành đã liên kết hoàng đế với Sa hoàng. Nhưng sau khi cáo
biệt A-lếch-xan, Na-pô-lê-ông buồn rầu ủ rũ. Ông ta biết rằng vua chúa các
nước chư hầu không tin là cuộc liên minh đó vững bền và cả nước áo cũng
chẳng tin tưởng gì. Do đó, cần phải kết thúc vấn đề Tây Ban Nha càng sớm
càng hay.
Đã có ở Tây Ban Nha 100.000 quân nhưng Na-pô-lê-ông còn ra lệnh
khẩn cấp đưa thêm sang 150.000 quân nữa. Cuộc nổi dậy của nông dân
ngày càng chiếm được lợi thế. Những danh từ Tây Ban Nha "du kích",
"cuộc chiến tranh nhỏ" không diễn đạt được hết ý nghĩa của sự việc đã diễn
biến. Cuộc chiến tranh chống lại nông dân và thợ thủ công, chống lại những
người chăn cừu và chăn lừa ngựa này, đã làm cho ông hoàng đế Pháp phải
lo âu nặng nề hơn các chiến dịch khác. Sau cuộc hàng phục nhục nhã của
nước Phổ, cuộc kháng chiến ác liệt của Tây Ban Nha tỏ ra đặc biệt kỳ lạ và
bất ngờ, nhưng tuy vậy Na-pô-lê-ông vẫn không phỏng đoán được đám
cháy ấy ở Tây Ban Nha. Đối với tướng Bô-na-pác thì chuyện ấy còn có thể
làm cho ông ta tỉnh ngộ ra được, nhưng đối với ông hoàng đế Na-pô-lê-
ông, kẻ chinh phục cả châu Âu, thì "cuộc nổi loạn của bọn khố rách áo ôm"
đó chẳng thể gây được chút ảnh hưởng gì.
Không tin chắc vào sự giúp đỡ của A-lếch-xan và hầu như tin rằng
nước áo sẽ chống lại mình, nên cuối cùng mùa thu năm 1808, Na-pô-lê-ông
hối hả sang Tây Ban Nha với lòng căm giận sôi sục nghĩa quân Tây Ban
Nha, những người "quê kệch" nhớp nhúa, dốt nát và phiến loạn. Trong lúc