bằng cách vi phạm những mệnh lệnh phiền nhiễu đối với họ và bằng tất cả
mọi các kinh doanh bất hợp pháp như tích trữ đầu cơ, lũng đoạn giá cả, v. v.
Đến đây, ta cũng không quên được lời nhận xét tinh tế và sâu sắc của
Mác trong cuốn Gia đình thần thánh, vì nếu không dựa vào đó thì việc phân
tích các nguyên nhân gây nên sự sụp đổ của cái đại đế quốc Na-pô-lê-ông
sẽ không được rõ ràng: "Không phải là phong trào cách mạng ngày 18
Tháng Sương mù nói chung trở thành miếng mồi của Na-pô-lê-ông... - Mác
viết - miếng mồi đó là giai cấp tư sản tự do..."(C. Mác và Ph. Ăng-ghen.
Toàn tập, bản tiếng ng, t.3. tr.152). "Vả lại, đã phân biệt được thực chất của
Nhà nước hiện đại; Na-pô-lê-ông hiểu rằng cái nhà nước ấy lấy sự tự do
phát triển của xã hội tư sản, lấy sự tự do hoạt động của các lợi ích riêng,
v.v. làm nền tảng. Na-pô-lê-ông đã nhất quyết thừa nhận nền tảng đó và đặt
nó dưới sự bảo vệ của mình. Như vậy Na-pô-lê-ông không phải là một tay
khủng bố không tưởng. Nhưng đồng thời Na-pô-lê-ông tiếp tục coi nhà
nước là một mục đích tự thân "và giai cấp tư sản" chỉ là tên thủ quỹ và là kẻ
dưới quyền ông ta, không được có ý chỉ riêng của nó. Ông ta đã hoàn thành
chủ nghĩa khủng bố bằng cách thay thế cuộc cách mạng thường trực bằng
cuộc chiến tranh thường trực. Na-pô-lê-ông lấy làm mãn nguyện đã nhồi
được lòng ích kỷ dân tộc Pháp vào chủ nghĩa khủng bố ấy, nhưng đồng thời
cũng lại yêu sách giai cấp tư sản phải hy sinh sự nghiệp, ý muốn của cải,
v.v. mỗi khi Na-pô-lê-ông cần đến để thực hiện những mục đích chính trị
xâm lược của ông ta. Bàn tay độc đoán của Na-pô-lê-ông đã bóp nghẹt chủ
nghĩa tự do của xã hội tư sản - chủ nghĩa duy tâm chính trị trong đời sống
hàng ngày của nó - và Na-pô-lê-ông cũng không hề dung thứ cả những lợi
ích vật chất quan hệ nhất đến sự sống còn của xã hội tư bản, chẳng hạn nền
thương nghiệp và công nghiệp, mặc dầu chúng chẳng xung đột gì mấy với
những lợi ích chính trị của Na-pô-lê-ông. Việc Na-pô-lê-ông khinh miệt
những kẻ "kinh doanh" chỉ là một sự bổ sung vào việc ông ta khinh miệt
"những nhà tư tưởng". Và ở trong nước, Na-pô-lê-ông đấu tranh tư bản như
là chống kẻ thù của nhà nước mà chính con người ông ta là hiện thân và cái
nhà nước ấy được coi như một mục đích tự thân tuyệt đối. Vì vậy nên, thí
dụ như Na-pô-lê-ông đã tuyên bố ở Hội đồng chính phủ rằng ông ta sẽ