CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 266

không dung thứ cho những địa chủ những vùng đất đai rộng lớn muốn
trồng trọt hay không là tuỳ họ. Kế hoạch của Na-pô-lê-ông nhằm đặt nền
thương nghiệp dưới sự kiểm soát của nhà nước bằng cách nhà nước nắm
trong tay sự vận tải bằng xe ngựa cũng có ý nghĩa như vậy. Các thương
nhân Pháp đã chuẩn bị sự biến lần đầu tiên làm rung chuyển thế lực của
Na-pô-lê-ông. Bằng cách gây nên một nạn đói giả tạo, bọn tích trữ đầu cơ
thành Pa-ri đ buộc Na-pô-lê-ông phải hoãn chiến dịch nước Nga lại hai
tháng sau vậy là đã hoãn lại đến một thời kỳ quá muộn (C. Mác và Ph.
Ăng-ghen, toàn tập, bản tiếng Nga T.3, tr. 152). Đó là sự phân tích nhân vật
Na-pô-lê-ông - trong vô số nhận định của Mác về ` - về mặt xã hội và chính
trị đã được trình bày trong cuốn Gia đình thần thánh. Như vậy Mác đã vạch
ra một cách rất tài tình rằng trong khi phân tích cơ sở xã hội của một đường
lối chính trị nào đó thì nhà sử học không được coi thường vai trò cá nhân
của những con người mà trong thực tế có trách nhiệm thực hiện đường lối
chính trị đó, không được coi thường tính chất cũng như những cá tính của
họ. Khi Mác nói "giai cấp tư sản tự do", trở thành "con mồi" của Na-pô-lê-
ông, Mác đã quan tâm đến việc Na-pô-lê-ông xoá bỏ các nguyên tắc chính
trị của cái bộ phận giai cấp tư sản đã nhìn thấy chính phủ lý tưởng của nó
trong nền quân chủ lập hiến, thấy rõ việc tập trung quyền hành tuyệt đối
vào trong tay nhà độc tài Na-pô-lê-ông, thấy rõ việc thủ tiêu các "quyền tự
do" về mọi phương diện mà cuộc cách mạng tư sản năm 1789 đã nhân danh
để khởi đầu. Mác nhấn mạnh rằng chủ nghĩa tự do tư sản, thể hiện trong
hiến pháp 1791, đã bị đè bẹp ngay từ buổi đầu trong cuộc đấu tranh cách
mạng do nền chuyên chính khủng bố của Hội đồng cứu quốc tiến hành,
rằng cái mưu đồ định làm sống lại và làm mạnh thêm thứ chủ nghĩa tự do
đó dưới thời Viện Đốc chính đã bị cuộc đảo chính của Bô-na-pác ngày 18
Tháng Sương mù bóp chết một cách không kém phần tàn khốc. Trong
trường hợp trên cũng như trong trường hợp dưới, mọi điều kiện cần thiết đã
được thực hành để bảo đảm cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, và giai
cấp tư sản đã tạm thời ủng hộ nền chuyên chính Gia-cô-banh lúc ấy là cần
thiết để hoàn thành việc xóa bỏ hẳn chế độ phong kiến, và đã ủng hộ nền
chuyên chính Na-pô-lê-ông như một hình thức chính quyền có khả năng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.