CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 268

Vào các năm 1810 - 1811, cuộc phong tỏa không còn như hồi năm

1806, tức là thời kỳ mà bản đạo luật đầu tiên ở Béc-lin đặt ra việc phong
toả, và con người sáng lập ra nó cũng không còn hoàn toàn là con người đã
ký bản đạo luật ngày 21 tháng 11 năm 1806 ở cung điện Pốt-xđam.

Từ nửa cuối năm 1809, sau trận Va-gram và hòa ước Sơn-brun, trong

tư tưởng Na-pô-lê-ông lúc nào cũng in sâu hai niềm tin tưởng được phát ra
từ trận Au-xtéc-lít và được hình thành rõ nét từ sau trận I-ê-na và sau cuộc
hạ thành Béc-lin. Cả hai niềm tin tưởng này đã quyết định mọi đường lối
chính sách của Na-pô-lê-ông sau trận Phrít-lan và Tin-dít. Niềm tin thứ
nhất là: ông ta chỉ có thể bắt nước Anh quỳ xuống duy nhất bằng cách tàn
phá nước Anh bằng cuộc phong tỏa lục địa. Niềm tin tưởng thứ hai được
diễn đạt bằng câu: "Tôi có thể làm được tất cả" và như vậy thì cái tư tưởng
sau đây sẽ bổ xung một cách lô-gích cho câu ấy: "Vì vậy, tôi cũng có thể
thực hiện được cuộc phong tỏa lục địa, dù có phải sáp nhập toàn bộ lục địa
vào đế chế Pháp để làm việc đó". Kẻ chiến thắng muốn sao thì làm vậy. ở
thế kỷ thứ V, át-ti-la (át-ti-la (Attila): vua dân tộc Hung Nô vào năm 445,
đã chiến thắng các hoàng đế phương Đông và phương Tây) cưỡng bức đưa
vào hậu cung của y con gái của bất cứ ai trong vô số các tiểu vương ở các
bộ lạc còn nửa dã man của xứ Giéc-manh, và ngày nay Na-pô-lê-ông chỉ
mới vừa ngỏ ý ra là người ta gửi đến Pa-ri cô con gái ông hoàng đế nước
áo, một nàng công chúa của triều đại kiêu kỳ và cao ngạo nhất trong thời
xưa của nó và mọi người đều coi việc đó là một hạnh phúc lớn cho cái
nước, được ghép nên bởi những mảnh đất nát vụn mà Na-pô-lê-ông đã làm
tiêu giảm uy quyền của dòng họ Háp-xbua.

Lục địa đã tỏ ra quy phục một cách hèn hạ như vậy thì hình như hoàn

toàn có thể thanh toán nốt kẻ thù duy nhất còn lại: nước Anh. Còn những
kẻ thù khác thì ngay cái việc kể đến cũng chẳng cần, "cái đám rách rưới
cùng khổ"- như Na-pô-lê-ông thường gọi những người Tây Ban Nha - liệt
vào hạng không đáng kể đến và Na-pô-lê-ông không muốn cho họ được cái
vinh dự được xếp vào hàng địch thủ. Sau khi lại đánh tan tành người Tây
Ban nha vào năm 1809 - 1810, Na-pô-lê-ông không muốn cả tiến hành
chiến tranh với họ nữa và chỉ hạ lệnh bắt họ và xử bắn. Tuy nhiên Na-pô-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.