CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 269

lê-ông không thể tự đắm chìm quá lâu trong ảo tưởng đó được: chiến tranh
của những người du kích, du kích chiến tranh vẫn cứ diễn hoài, nhưng cũng
lại ở đây, ông hoàng đế đã nhìn thấy nguyên nhân đầu tiên của chuyện
chẳng hay vẫn là ở người Anh, bởi vì không những họ chỉ gửi vũ khí giúp
cho Tây Ban Nha mà thôi, họ còn đổ bộ lên đất Tây Ban Nha những quân
đoàn đầy đủ.

Nước Anh, và độc nhất chỉ có nước Anh đương đầu với Na-pô-lê-ông.

Cuộc chiến đấu sống mái này giữa Na-pô-lê-ông và nước Anh chỉ có thể
kết thúc bằng sự thất bại của một trong hai địch thủ. Trong khi ấy, Na-pô-
lê-ông đã uổng công trong việc cố biến cuộc chiến đấu tay đôi thành một
cuộc chiến đấu toàn lục địa chống lại nước Anh. Cuộc phong tỏa càng kéo
dài bao nhiêu càng làm hại nghiêm trọng bấy nhiêu cho một bên là nước
Anh và một bên là lục địa. Na-pô-lê-ông biết thế, điều đó không phải chỉ
làm cho ông ta băn khoăn như trước khi ký hòa ước Tin-dít, mà lại làm cho
ông ta tức giận đến cùng cực. Suốt trong những năm ấy, cơn thịnh nộ của
Na-pô-lê-ông đã chĩa vào những kẻ bí mật vi phạm việc phong tỏa lục địa,
mà trên toàn cõi lục địa châu Âu thì còn có sự không tuân lệnh nào công
khai và hiển nhiên bằng việc một chính phủ khởi nghĩa đã được thành lập ở
phía cực nam bán đảo Tây Ban Nha. Đại khái việc trấn áp: những kẻ buôn
bán lậu bị xử bắn, những hàng hóa Anh tịch thu được đều bị thiêu hủy và
Na-pô-lê-ông truất khỏi ngai vàng tất cả những nhà vua chúa nào mắc tội
thông đồng với bọn buôn lậu.

Năm 1806, Na-pô-lê-ông đã phong cho em là Lu-i làm vua ở Hà Lan.

Ông vua mới ấy biết rõ rằng việc cắt đứt hoàn toàn quan hệ buôn bán với
nước Anh đang dẫn đến sự phá sản hoàn toàn của giai cấp tư sản thương
mại, nền nông nghiệp, ngành thương nghiệp hàng hải Hà Lan và thảm họa
kinh tế ấy sẽ giáng xuống nước Hà Lan nhanh chóng hơn các nước khác,
bởi vì kể từ khi người Anh tước đoạt hết thuộc địa của Hà Lan (ngay sau
khi người Pháp đặt ách thống trị trên đất nước Hà Lan) thì nền thương
nghiệp của Hà Lan sống nhờ vào việc xuất cảng sang Anh rượu mạnh, pho-
mát, vải nõn và vào việc nhập khẩu các sản phẩm của thuộc địa từ nước
Anh tới. Những lý do ấy đã buộc Lu-i Bô-na-pác phải nhắm mắt làm ngơ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.