trước việc buôn bán hàng lậu giữa biển Hà Lan với người Anh. Sau vài lần
cảnh cáo em, cuối cùng Na-pô-lê-ông đã truất ngôi vua của em, tuyên bố
vương quốc Hà Lan không còn tồn tại nữa, và, với một sắc lệnh đặc biệt, đã
sáp nhập lãnh thổ Hà Lan vào đế quốc Pháp, đem phân chia thành từng
quận do các quận trưởng của ông ta cai trị.
Căn cứ vào những báo cáo trình rằng những thành phố đồng minh
thương nghiệp ở miền tây-bắc nước Đức như Hăm-bua, Brêm, Luy-bếch đã
không trấn áp mạnh mẽ việc buôn lậu và người đại diện của Na-pô-lê-ông ở
Hăm-bua là Bu-rien đã để bị mua chuộc, Na-pô-lê-ông liền lập tức cách
chức Bu-riên và sáp nhập luôn cả những thành phố ấy vào đế quốc của ông.
Na-pô-lê-ông đã truất ngôi cả những vua chúa nhỏ của các quốc gia Đức ở
ven biển, không phải vì họ đã phạm phải một lỗi nào đó, mà vì Na-pô-lê-
ông chỉ còn tin cậy có bản thân mình. Na-pô-lê-ông đuổi công tước xứ On-
đen-bua và tuyên bố hợp nhất công quốc ấy vào đế quốc, mặc dầu hành
động đó đã làm cho A-lếch-xan - có họ hàng với công tước On-đen-bua -
hết sức bất bình.
Cuộc phong tỏa lục địa đã tác hại dữ dội đến đông đảo quần chúng
tiêu thụ ở khắp các nước Trung Âu, nó làm cho giai cấp tư sản thương mại
và các hãng thuyền vận tải ở các thành phố đồng minh thương nghiệp ở
miền tây-bắc cũng như ở miền ven biển nước Đức sẽ hoàn toàn phá sản.
Ngay trong báo chí ở các nước bị chinh phục, chết gí dưới chết độ kiểm
duyệt gay gắt, đôi khi người ta cũng thấy lộ ra những ý tứ trách móc cuộc
phong tỏa lục địa, giấu trong những lời lẽ kín đáo. Những tài liệu chính trị
in ở Đức bao giờ cũng buộc chính phủ Pháp phải chú ý tới1, trong một bản
báo cáo gửi lên bộ trưởng Bộ Công an vào năm 1810, người ta đã viết đại ý
như vậy. Người ta nói thêm rằng người Đức thích tranh luận về chính trị,
họ ngốn ngấu đọc rất nhiều báo chí của họ, những tạp chí hàng tháng,
những cuốn lịch hàng năm, đó là chưa nói đến các cuốn sách, các vở kịch
và các cuốn tiểu thuyết mà trong đó tác giả xảo quyệt đã khéo biết giới
thiệu Liên bang sông Ranh như một kẻ tôi đòi, sự hợp tác giữa nước Pháp
và nước áo như kết quả của sự làm suy yếu lẫn nhau, nước Anh như một
nước vô địch và nước Nga như những kẻ kế thừa chế độ quân chủ hoàn