CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 274

Ngay từ cuối mùa thu năm 1811, người ta đã bắt đầu nhận thấy hàng

hoá Pháp bán ra chậm dần, và hiện tượng đó phát triển nhanh chóng, lan ra
khắp đế quốc, và đặc biệt là ở các "quận cũ" hay nói cách khác là ở ngay
trên đất nước Pháp chính cống. Các nhà công nghiệp và thương nghiệp
thỉnh cầu một cách lễ phép nhất rằng cuộc phong tỏa không những chỉ đánh
vào túi tiền của người Anh mà đã bắt đầu tác hại đến cả bản thân họ, rằng
họ thiếu nguyên liệu làm, rằng trong khi bóc lột các dân tộc bị thua trận
(những người làm đơn thỉnh cầu đã phải dùng những câu ẩn ý vô cùng
trang nhã và tế nhị) thì Đức Hoàng đế bệ hạ ngài đã làm giảm sút sức mua
của người tiêu thụ trên toàn lục địa châu Âu, và do những cuộc tịch thu độc
đoán các hàng hóa tồn trữ trong kho, cũng như trong khi để cho những
hành động bất hợp pháp tự do phát triển và để cho bọn đương chức nhà
binh và nhân viên hải quan lộng hành (dĩ nhiên họ không nói như thế, mà
họ nói bằng những lời lẽ nhẹ nhàng hơn nhiều), hoàng đế sẽ làm phương
hại đến sự thu nhập bình thường của ngân hàng, mà không có ngân hàng thì
cả công nghiệp và thương nghiệp đều không thể tiếp tục tồn tại được.

Mỗi ngày cuộc khủng hoảng mỗi trở nên trầm trọng thêm. Nhiều xí

nghiệp dệt và kéo sợi, thí dụ xí nghiệp sản xuất vải in hoa Rít-sa-lơ-noa,
trước cuộc khủng hoảng có tới 3.600 thợ kéo sợi nam nữ, 8.822 thợ dệt,
400 thợ in hoa, tổng cộng hơn 12.000 người, mà đến nay, nếu như Na-pô-
lê-ông đã không trợ cấp đặc biệt cho xí nghiệp đó một triệu rưỡi phrăng
vàng thì hẳn là số người không còn đến 1/5. Nhưng vẫn cứ hết xí nghiệp
này đến xí nghiệp khác đăng ký vỡ nợ. Tháng 3 năm 1811, Na-pô-lê-ông
chỉ thị trợ cấp một triệu cho các nhà sản xuất ở A-miêng và cho thu mua
hàng đống sản phẩm của các nhà sản xuất ở Ru-ăng, Xanh Căng-tanh và
Găng số hàng trị giá hai triệu phrăng. Ngoài ra còn có nhiều khoản trợ cấp
khổng lồ cho các nhà sản xuất ở Ly-ông. Nhưng đó chỉ là một giọt nước
trong biển cả.

Trong số những tư liệu mà tác giả cuốn sách này đã tìm kiếm được ở

Sở lưu trữ Quốc gia Pháp và những tư liệu nêu bật được mức độ đặc biệt
của cuộc khủng hoảng thì chỉ có những tư liệu trong bảng tổng kê là đáng
chú ý nhất. Ngày 19 tháng 4 năm 1811, bộ trưởng Bộ Nội vụ báo cáo lên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.