cho Na-pô-lê-ông biết rằng thợ thuyền ở rất nhiều xí nghiệp khiếu nại là
không có việc làm; ông ta còn quả quyết rằng thợ thuyền bỏ đi ra ngoài
nước rất nhiều. ở Ru-ăng, nạn thất nghiệp khủng khiếp và sự thiệt hại của
các nhà sản xuất rõ ràng đến nỗi Na-pô-lê-ông buộc phải trích 15 triệu để
trợ cấp cho các xí nghiệp đang đứng trên bờ vực thẳm. Các quan chức cao
cấp đã mạnh dạn hơn lên. Ngày 7 tháng 5 năm 1811, Viên giám đốc Ngân
hàng Pháp đã báo cáo thẳng lên hoàng đế rằng nền kinh tế của các nước bị
chinh phục đã quá kiệt quệ và trước khi Pháp xâm chiếm các nước đó thì,
trên thị trường các nước đó, hàng hoá Pháp lại chiếm địa vị quan trọng hơn
nhiều, rằng ở Pa-ri thợ thủ công chuyên làm hàng xa xỉ đang bị chết đói;
rằng sức tiêu thụ ở trong nước cũng như ngoài nước bị giảm sút đáng kể...
Na-pô-lê-ông ông lại trợ cấp, nhưng không hề từ bỏ cuộc phong toả. Hàng
hóa Anh (người ta coi như thế tất cả những sản phẩm của các nước thuộc
địa) vẫn bị tịch thu như trước đây. Mùa hạ năm 1811, hội chợ Bô-ke đã bị
cảnh binh bất thình lình ập đến giải tán và tịch thu được cả một phố đầy ắp
những kho đường, đồ gia vị, chàm, v.v. Ngoài hàng triệu đồng ứng trước và
trợ cấp cho các nhà sản xuất, năm 1811 Na-pô-lê-ông còn lấy tiền của ngân
khố ra chi cho các đơn đặt hàng đồ sộ: Na-pô-lê-ông tiến hành đặt mua một
số lớn vải len cần dùng cho quân đội, đặt nhiều đơn rất lớn mua lụa và
nhung của Ly-ông cho cung điện và còn chỉ thị cho các triều đình chư hầu
cũng phải mua hàng của Ly-ông; nên, tháng 6 năm 1811, công nghiệp lụa
Ly-ông chỉ có tất cả 5.630 máy dệt hoạt động mà đến tháng 11 đã lên tới
8.000 máy. Đến mùa đông, tình cảnh lại càng khó khăn. Trong suốt thời
gian đó, không khí sôi sục ầm ầm diễn ra trong khu vực thợ thuyền ở ngoại
ô Pa-ri cũng như ở những khu trung tâm công nghiệp khác. Đúng là bọn
mật thám không nghe được hết, bọn khiêu khích không phải lúc nào cũng
làm cho thợ thuyền nói thật những điều họ nghĩ và, dù sao, tình trạng tư
tưởng của giới thợ thuyền vào năm 1811 cũng hoàn toàn không thuận lợi
như các nhà viết sử thời bấy giờ và hiện nay cố gắng mô tả. Na-pô-lê-ông
thường nói rằng chỉ có "cuộc cách mạng của những người bụng lép" là
cuộc cách mạng nguy hiểm nhất. Bộ trưởng Sáp-tan viết trong tập hồi ký
của ông ta: "Na-pô-lê-ông đã nhiều lần nói với tôi rằng thợ thuyền thiếu