không những chỉ bị tình trạng thị trường thu hẹp tác động (không lớn lắm)
mà còn phải chịu đựng giá cả nguyên liệu vọt lên cao một cách kinh khủng:
chúng tôi muốn nói đến ngành công nghiệp bông sợi. Do bản quy định
ngăn cấm nhập cảng các sản phẩm thuộc địa mà bông đã lên giá đắt như
vàng. Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu đã xảy ra gay gắt và, trong năm
1811, đã bức các nhà chế tạo phải hạn chế rất nhiều sức sản xuất. Đứng
trước nạn khủng hoảng, trước sự đe dọa ngày càng tăng của nạn thất nghiệp
và đói kém trong các khu phố thợ thuyền ở thủ đô, ở Ly-ông, ở Ru-ăng,
trước sự điêu tàn của các quận trồng nho, Na-pô-lê-ông đã thừa nhận một
vài điều ngược với những điều luật của cuộc phong toả. Ông ta cho phép
phát hành (rất hạn chế) những giấy phép đặc biệt hoặc những bài chỉ cho
phép nhập cảng vào nước Pháp một trị giá nhất định nào đó "hàng cấm" với
điều kiện là người được cấp bài chỉ phải bán ra ngoại quốc những hàng hóa
Pháp trị giá tương đương với trị giá hàng hóa nhập cảng. Giá những giấy
phép đặc biệt ấy đắt một các lạ lùng vì tình trạng tham nhũng của cơ quan
công an phụ trách việc cấp phát, nhưng người được cấp giấy phép vẫn coi
là một món lợi béo bở.
Việc nhân nhượng đó chứng tỏ cuộc khủng hoảng 1810 -1811 đã làm
cho Na-pô-lê-ông phải lo nghĩ đến thế nào. Đúng là những giấy phép đặc
biệt của Pháp chẳng mang lại cho người Anh những quyền lợi vật chất gì
lớn, song đó là một sự vi phạm rất rõ ràng về nguyên tắc. Với tư cách là
biện pháp đấu tranh chống khủng hoảng, các bài chỉ đó chỉ có thể góp phần
yếu ớt vào việc mở rộng thị trường. Cái ý muốn của Na-pô-lê-ông là trông
thấy quần thần trong triều và các viên chức cao cấp của mình vận những bộ
quần áo lịch sự nhất và sang trọng nhất, năng thay đổi phục trang đến mức
tối đa, v.v. lại càng ít tác dụng hơn nữa. Những yêu cầu ấy của hoàng đế
không thể đem lại thị trường tiêu thụ rộng lớn cho một nền công nghiệp
quan trọng như nền công nghiệp xa xỉ phẩm, mặc dù dưới thời Na-pô-lê-
ông, đời sống ở trong triều đình, kể cả trước năm 1811, đã đặc biệt xa xỉ
phóng túng, nhưng sau khi hoàng đế đề ra những biện pháp ấy thì việc lãng
phí những món tiền quá lớn để mua đồ trang sức Pa-ri, hàng lụa Ly-ông, để
mở những bữa tiệc hàng trăm suất mà rượu sâm-banh, rượu vang thượng