CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 281

hạng chảy thành suối, để thay đổi đồ dùng trong nhà lấy những bộ đồ quý
giá hơn và đắt tiền hơn, để trang trí không những quần áo của họ mà còn cả
quần áo của gia nhân bằng những ren quý, để đặt mua những chiếc xe sang
trọng, v.v. đã trở thành một kiểu cách sống. Năm 1811, chính bản thân Na-
pô-lê-ông đã đặt các nhà công nghiệp và thợ thủ công ở Ly-ông một loạt
đơn mua hàng rất lớn và rất đắt tiền để trang bị cho các cung điện và các
lâu đài khác của nhà nước.

Năm 1811, cũng như trước kia vào năm 1806, tình trạng sa sút đã bớt

gay gắt và bớt kéo dài nên Na-pô-lê-ông bám chặt lấy cái nguyên tắc do
ông ta đề ra từ lâu: ông ta không nhằm mục đích cứu vãn sự vỡ nợ của các
nhà kinh doanh, vì nền tài chính của nhà nước không đủ chi vào việc đó,
mà nhằm cứu vãn sự đóng cửa của một xí nghiệp này hay xí nghiệp nọ. Và
khi bộ trưởng Bộ Nội vụ chuẩn chi một khoản trợ cấp nào thì Na-pô-lê-ông
yêu cầu ông ta phải đảm bảo cho sự chi tiêu ấy bằng cách vạch rõ ra rằng
Bộ đã ứng tiền cho một xí nghiệp để sử dụng một số công nhân là bao
nhiêu đó và nếu xí nghiệp không làm như vậy thì sẽ phải đóng cửa. Bước
vào mùa đông năm 1811 -1812, cuộc khủng hoảng bắt đầu dịu dần, tuy vậy
Na-pô-lê-ông biết rõ rằng chưa có một nguyên nhân nào của cuộc khủng
hoảng bị loại trừ cả và cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn dưới một hình thức
âm ỉ. Na-pô-lê-ông cũng hiểu rằng cuộc chiến tranh với nước Anh và cuộc
phong tỏa lục địa, có liên quan với cuộc chiến tranh, chính là những nguyên
nhân cản trở việc cải thiện một cách căn bản tình hình kinh tế của đế chế.
Trước khi chấm dứt cuộc phong toả, trước hết cần phải buộc nước Anh hạ
khí giới đã. Hơn bao giờ hết, Na-pô-lê-ông coi việc gấp rút chiến thắng
nước Anh là phương sách tất yếu để củng cố nền đế chính ở bên trong cũng
như ở bên ngoài. Và cũng hơn lúc nào hết, Na-pô-lê-ông tin rằng người
Anh đã khoét được một lỗ hổng lớn trong bức thành phong toả, rằng A-
lếch-xan đã giở ngón và lừa bịp mình, rằng hàng hóa Anh là từ nước Nga,
đi qua biên giới phía tây rộng lớn của nước Nga, qua Phổ, qua Ba Lan, qua
áo, hàng nghìn kẽ hở khác nữa mà chui vào châu Âu, điều đó làm cho cuộc
phong tỏa lục địa mất hết hiệu quả, và do đó cũng hết cả hy vọng duy nhất
là "bắt nước Anh quỳ xuống". Na-pô-lê-ông được biết và được khắp nơi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.