Nhưng thật ra thì con người hay nổi nóng ấy muốn gì, đó còn là một điều bí
mật. Tuy vậy, ngay từ những ngày đầu, lòng căm thù, sự phẫn nộ, sự nhục
nhã, khát vọng trả thù, ý muốn sôi sục bắt kẻ xâm lược phải trả nợ những
hành động bạo ngược và xâm đoạt của y đã mỗi ngày một nung nấu tâm
can nhân dân Nga. Những tình cảm ngày càng mạnh lên ấy đã là nguồn gốc
của cuộc kháng chiến khủng khiếp và làm tan rã đại quân Pháp. Những mối
lo sợ của bọn quý tộc còn có ý thức rõ rệt và mạnh mẽ hơn nhiều so với
"những người bình dân". Dưới con mắt của bọn chúng, mối đe dọa do
thắng lợi của Na-pô-lê-ông gây ra không những chỉ là sự tiếp tục và tăng
cường việc phong tỏa lục địa mà còn là sự lung lay của chế độ nông nô.
Thế nhưng, thật ra Na-pô-lê-ông đã không hề nghĩ đến việc xóa bỏ chế độ
nông nô trong các tỉnh bị chiếm đóng và hơn nữa lại đã dùng vũ lực để đàn
áp mọi mưu đồ tự phát của nông dân nhằm tự mình giải phóng khỏi ách
bọn chúa đất. Nhưng dù sao chăng nữa, Nga hoàng và bọn quý tộc cũng
cho rằng không thể nào nộp Mát-xcơ-va cho địch mà không chiến đấu, và,
hơn nữa, binh lính không biết cuộc rút lui đó là gì cả. Ngày 29 tháng 8, sau
khi đã rút khỏi Gơ-giát, quân đọi Nga kéo về đến Xa-re-vô Dai-mit-se thì
họ đã có một vị tổng tư lệnh mới. A-lếch-xan đã thay thế Bác-clây bằng
Cu-tu-dốp, một vị tướng mà từ lâu A-lếch-xan không tài nào chịu đựng nổi,
nhưng hiềm vì không tìm được ai xứng đáng hơn. Ba-gra-chi-on còn không
được A-lếch-xan tin cậy bằng, vì, cũng hệt như Bác-clây, cái tên của Ba-
gra-chi-on không phải là tên Nga.
Đương nhiên là Cu-tu-dốp biết rằng Bác-clây đã hành động đúng, biết
rằng nếu cái gì đó làm cho Na-pô-lê-ông thất bại thì chính là cái việc Na-
pô-lê-ông xa rời căn xứ địa; chính là sự không thể tiến hành một cuộc chiến
tranh kéo dài hàng năm trời hoặc chỉ hàng tháng thôi trên một chiến trường
cách xa nước Pháp hàng bao nhiêu nghìn ki-lô-mét, trên một đất nước khô
cằn, hoang vu; chính là sự thiếu lương thực; chính là sự không hợp khí hậu.
Nhưng Cu-tu-dốp còn biết rõ hơn Bác-clây rằng mặc dầu ông là người Nga
với cái tên Nga nhưng người ta cũng chẳng cho phép ông bỏ Mát-xcơ-va
mà không có một trận tổng công kích. Và Cu-tu-dốp đã quyết tâm đánh
trận ấy, một trận đánh mà Cu-tu-dốp tin tưởng một cách sâu sắc là vô ích,