CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 324

cháy liên miên mà các thành phố làng mạc Nga đã dùng để đón tiếp kẻ xâm
lược đang truy kích Ba-ga-chi-on và Bác-clây từ Ni-ê-men đến Xmô-len và
từ Xmô-len đến Bô-ri-đi-nô; cuộc tản cư khó hiểu, bí mật của hầu hết nhân
dân ở chốn kinh thành xưa cũ; quang cảnh trận Bô-ri-đi-nô, trận khủng
khiếp nhất mà Na-pô-lê-ông đã mục kích (Na-pô-lê-ông đã thừa nhận như
vào thời kỳ cuối đời mình); tất cả những điều ấy nói lên rằng lần này đối
phương đã kiên quyết tiếp tục cuộc chiến đấu một mất một còn.

Chỉ còn có một việc để làm: đánh tiếng cho A-lếch-xan biết rằng Na-

pô-lê-ông sẵn sàng ký hòa ước một cách dễ dàng nhất, thoả đáng nhất, tôn
kính và tốt đẹp cực kỳ. Từ này trở đi không còn hy vọng gì hơn là ký hòa
ước với tư thế của kẻ chiến thắng khi còn ở Mát-xcơ-va và rút khỏi nước
Nga một cách an toàn cùng với bộ đội của mình. Na-pô-lê-ông sẵn sàng
thuận theo ý kiến và hứa hẹn của A-lếch-xan, sẵn sàng nhượng bộ. Không
còn có thể đặt vấn đề A-lếch-xan bị lệ thuộc hay là chư hầu được nữa.
Nhưng làm thế nào để A-lếch-xan biết được như vậy, vì từ sau trận Vi-na
và sau sự chối từ đầy xúc phạm của Na-pô-lê-ông do tướng Ba-la-sốp
chuyển đạt lên Nga hoàng thì Na-pô-lê-ông đã không còn và không thể có
quan hệ gì với A-lếch-xan nữa. Đã ba lần Na-pô-lê-ông tìm cách làm cho
Nga hoàng biết những ý kiến hòa bình của mình.

Tại Mát-xcơ-va, trung tướng Tu-ton-min, giám đốc "Viện cô nhi" đã

xin các nhà đương cục quân sự Pháp bảo đảm an toàn cho viện và trẻ con
hiện đang ở kinh thành. Na-pô-lê-ông liền cho gọi Tu-ton-min đến và đã
nói chuyện với viên trung tướng ấy khá lâu; tỏ ra phẫn nộ về đám cháy quái
gở ở Mát-xcơ-va, về sự dã man đầy tội lỗi của Rô-xtốp-sin, Na-pô-lê-ông
bảo đảm là kinh thành và dân chúng không bao giờ phải lo sợ vì hoàng đế
cả. Tu-ton-min xin phép Na-pô-lê-ông cho được báo cáo với hoàng thái hậu
Ma-ri về tình hình viện cô nhi (vì viện này do hoàng thái hậu đỡ đầu-lời
người dịch bản tiếng Pháp). Na-pô-lê-ông không những chỉ cho phép việc
đó mà còn bất chợt nói thêm: "Tôi yêu cầu ông khi làm việc ấy, viết trình
lên vua A-lếch-xan, người mà trước sau tôi vẫn tôn kính, rằng tôi mong
muốn hòa bình". Cùng ngày hôm ấy, ngày 18 tháng 9, Na-pô-lê-ông ra lệnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.