lê-ông liền cố gắng một lần thứ ba nữa, và cũng là lần cuối cùng để giành
lấy hòa bình.
Ngày 4 tháng 10, Na-pô-lê-ông cử hầu tước Lô-rít-tông, nguyên đại sứ
ở Nga trước chiến tranh, đến bản doanh của Cu-tu-dốp ở Ta-ru-ti-nô. Lẽ ra
Na-pô-lê-ông định giao nhiệm vụ ấy cho tướng Cô-lanh-cua, công tức xứ
Vi-xăng, nhưng Cô-lanh-cua đã khẩn khoản can ngăn Na-pô-lê-ông đừng
làm chuyện đó vì như vậy sẽ chỉ phát hiện cho quân Nga biết rõ tình thế
bấp bênh của quân đội Pháp. Như mọi lần, Na-pô-lê-ông lại đã nổi khùng
mỗi khi cảm thấy lập luận của người phản đối mình là đúng đắn: ông ta đã
mất cái thói quen thích bị người ta cãi lại. Vì Lô-rít-tông dựa vào những lý
lẽ của Cô-lanh-cua nên hoàng đế đã cắt đứt câu chuyện và dứt khoát hạ
lệnh: "Ta muốn hòa bình, ta cần hòa bình, ta tuyệt đối muốn hòa bình;
ngươi hãy bảo vệ lấy danh dự". Và Na-pô- hạ lệnh cho Lô-rít-tông phải tức
khắc tới doanh trại của quân Nga.
Việc Lô-rít-tông đến vị trí tiền tiêu của quân Nga đã thật sự làm náo
động đại bản doanh của Cu-tu-dốp. Đã có nhiều người yêu nước Nga hăng
hái hơn cả bản thân Cu-tu-dốp và họ lấy làm khổ não hơn Cu-tu-dốp nhiều
về việc mất thành Mát-xcơ-va. Những nhân vật đó, chẳng phải ai khác, là
Uyn-xơn, phái viên của chính phủ Anh ở bên cạnh quân đội Nga, là hoàng
thân Vin-đinh-grốt, kẻ bội phản Liên bang sông Ranh, là công tước Vua-
tem-be, là công tước On-đen-bua và nhiều người ngoại quốc khác nữa; họ
bám riết lấy Cu-tu-dốp. Ben-nít-xen, kẻ căm ghét Cu-tu-dốp và trước đây
đã kịp thời báo lên Nga hoàng rằng bỏ Mát-xcơ-va mà không đánh thêm
một trận nào nữa là tuyệt đối không cần thiết, cũng đã về bè với bọn người
trên. Nhân danh nhân dân Nga và quân đội Nga (trong hoàn cảnh ấy thì bọn
chúng là đại diện), Uyn-xơn đến trước mặt Cu-tu-dốp và tuyên bố bằng
những lời lẽ quyết liệt với tổng tư lệnh rằng quân đội sẽ không phục tùng
Cu-tu-dốp, nếu Cu-tu-dốp ra vị trí tiền tiêu để hội đàm riêng với Lô-rít-
tông. Sau khi nghe Uyn-xơn nói, Cu-tu-dốp thay đổi ý định, ông tiếp Lô-
rít-tông ở đại bản doanh, nhưng từ chối không thảo luận với Lô-rít-tông về
vấn đề đình chiến hoặc ký hòa ước mà chỉ hứa chuyển lời đề nghị của Na-
pô-lê-ông lên cho hoàng đế A-lếch-xan biết. Sa hoàng không trả lời. Về