nô đang bị lung lay một khi Na-pô-lê-ông chiến thắng, nghĩa là cái tai biến
mà bọn chúng có thể mường tượng được do bài học của Sten và Ha-den-be
ở Phổ (sau trận đại bại ở I-ê-na của dòng vua Hô-hen-xon-le) đã gợi ra cho
chúng, tức là dưới hình thái của một cuộc cải cách "từ trên xuống" sau khi
đã ký hòa ước; đó là điều mà bọn quý tộc Nga hoàn toàn không thể chấp
nhận được; hoặc dưới hình thái một cuộc khởi nghĩa mới và kinh khủng
kiểu Pu-gát-sép do Na-pô-lê-ông gây nên trong lúc đang chinh chiến, hình
thái một cuộc tổng khởi nghĩa của giai cấp nông dân nhằm thủ tiêu chế độ
nông nô bằng bạo lực và bằng con đường cách mạng.
Na-pô-lê-ông cũng đã không muốn bắt tay vào việc thực hiện kế
hoạch cuối cùng ấy. Ông hoàng đế của giai cấp tư sản châu Âu không thể
nào chấp nhận được cuộc cách mạng nông dân dẫu là để chống lại nền quân
chủ chuyên chế và phong kiến; và ngay lúc ấy thì duy chỉ có cuộc cách
mạng như vậy mới đưa ông ta đến chiến thắng.
ở điện Crem-li, có lúc Na-pô-lê-ông cũng lại đã nghĩ đến một cuộc
khởi nghĩa ở U-crai-in, một phong trào bất thần nổ ra trong số những người
Tác-ta. Tất cả những kế hoạch đó cũng lại bị vứt bỏ. Thật là có ý nghĩa phi
thường khi những nhà viết sử hiện đại người Pháp tán dương lòng trung
thành không gì lay chuyển nổi đối với những nguyên tắc bảo thủ của Na-
pô-lê-ông ở ngay giữa đống tro tàn của Mát-xcơ-va.
ê-đu-a Đơ-ri-ôn, tác giả tám cuốn sách dày, mới xuất bản, nghiên cứu
về đường lối ngoại giao của Na-pô-lê-ông, có nhận xét về vấn đề đó rằng
Na-pô-lê-ông đã nghĩ đến việc xúi giục dân Tác-ta ở Ca-dăng nổi dậy; đã ra
lệnh nghiên cứu cuộc khởi nghĩa của dân Cô-dắc do Pu-gát-sép lãnh đạo,
rằng không phải Na-pô-lê-ông không am hiểu đời sống của xứ U-cra-in...
Na-pô-lê-ông nghĩ đến Ma-dép-pa... nhưng dưới con mắt Na-pô-lê-ông,
phát động cuộc cách mạng ở Nga là một việc vô cùng trọng đại. Khi nghiên
cứu sự bí mật đáng sợ của những cánh đồng hoang vu của đất nước Nga,
Na-pô-lê-ông không khỏi lo ngại... Ông ta không phải là người sáng lập ra
cách mạng, mà là người đàn áp cách mạng. Đó là một con người đầy đầu
óc mệnh lệnh: chưa thấy ai có cái ý thức hầu như là bản năng về quyền
hành của hoàng đế đến mức độ như vậy. Na-pô-lê-ông gớm ghét các phong